Theo quy định, ban kiểm phiếu tại các kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao?
Ban kiểm phiếu tại các kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về ban kiểm phiếu tại các kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Ban kiểm phiếu gồm Trưởng ban và các thành viên là đại biểu Quốc hội được Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, thành viên Ban kiểm phiếu do Chủ tịch Quốc hội khóa trước đề nghị. Thành viên Ban kiểm phiếu không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ hướng dẫn, điều hành việc biểu quyết bằng bỏ phiếu kín; xác định kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết; niêm phong phiếu biểu quyết; giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về việc kiểm phiếu.
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
4. Ban kiểm phiếu kết thúc nhiệm vụ sau khi báo cáo kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín. Trường hợp một kỳ họp tiến hành nhiều lần bỏ phiếu kín, Quốc hội có thể quyết định việc Ban kiểm phiếu đã được thành lập trong lần bỏ phiếu trước tiếp tục làm việc trong các lần bỏ phiếu tiếp theo hoặc thay đổi thành viên Ban kiểm phiếu nếu có thành viên trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
5. Sau khi Ban kiểm phiếu kết thúc nhiệm vụ, nếu có khiếu nại, tố cáo của đại biểu Quốc hội về việc kiểm phiếu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả với Quốc hội.
6. Thể lệ bỏ phiếu, mẫu phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, biên bản niêm phong phiếu biểu quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Theo đó, Ban kiểm phiếu gồm Trưởng ban và các thành viên là đại biểu Quốc hội được Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, thành viên Ban kiểm phiếu do Chủ tịch Quốc hội khóa trước đề nghị.
Theo quy định, ban kiểm phiếu tại các kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Quốc hội về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được quy định như thế nào?
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về ban kiểm phiếu tại các kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Báo cáo thẩm tra của cơ quan của Quốc hội trong trường hợp pháp luật quy định;
d) Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ về người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định và phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 02 ngày trước phiên họp bầu hoặc phê chuẩn chức danh đó.
Hồ sơ trình Quốc hội về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
Dự thảo nghị quyết;
Báo cáo thẩm tra của cơ quan của Quốc hội trong trường hợp pháp luật quy định;
Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 30 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về hồ sơ trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như sau:
3. Hồ sơ trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội được quy định như trên.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân