Quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được do cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác như thế nào?
Quản lý, sử dụng số tiền thu được do cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác ra sao?
Tại Điều 17 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được do cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác như sau:
1. Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là tiền thu từ giá sử dụng, cung cấp dịch vụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là tiền thu từ giá sử dụng, cung cấp dịch vụ được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được do cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
Tại Điều 18 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác.
2. Chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất phải được lập dự toán và được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, gồm:
a) Chi phí kiểm kê, xác định giá, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp cho thuê quyền khai thác quy định tại Điều 13 Nghị định này;
b) Chi phí kiểm kê, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản quy định tại Điều 14 Nghị định này;
c) Chi phí liên quan đến việc khai thác quỹ đất quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Việc lập dự toán chi phí; trình tự, thủ tục thanh toán chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ khai thác tài sản và khai thác quỹ đất đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước và quản lý theo quy định trên.
Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
Tại Điều 19 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi