Pháp luật quy định phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào? Phiên họp kín của Quốc hội như thế nào? Biên bản kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn cảm ơn anh chị đã hỗ trợ theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 23 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:

1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Trưởng Đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng Đoàn được phân công chủ tọa phiên họp.
2. Thư ký phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tọa phiên họp quyết định.
3. Trình tự phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.

Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được tiến hành theo trình tự:

- Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;

- Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;

- Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.

Pháp luật quy định phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Pháp luật quy định phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phiên họp kín của Quốc hội như thế nào?

Tại Điều 25 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về phiên họp kín của Quốc hội như sau:

1. Trường hợp cần thiết,theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định họp kín theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.
2. Thành phần được mời dự; việc ghi âm, ghi biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nội dung tại phiên họp kín được thực hiện theo quy định về các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.

Phiên họp kín của Quốc hội sẽ diễn ra theo trình tự:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.

Biên bản kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?

Tại Điều 26 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về biên bản kỳ họp Quốc hội như sau:

1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp và biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
2. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu tại phiên họp; ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội;kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp và thư ký phiên họp ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
4. Biên bản phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản và bản ghi âm của các phiên họp phải được chuyển đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng biên bản kỳ họp Quốc hội. Biên bản kỳ họp Quốc hội phải được hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội ký xác thực.
7. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng Thư ký Quốc hội quy định.

Biên bản kỳ họp Quốc hội sẽ được lập theo quy định như trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên họp Quốc hội

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào