Nhiệm vụ nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng của các Bộ trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
- Các Bộ có nhiệm vụ gì trong công tác nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
- Quy định về các đề án của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Các Bộ có nhiệm vụ gì trong công tác nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiểu mục 6 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định các Bộ có nhiệm vụ nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn
a) Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Bộ Công Thương chủ trì tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, tuyên truyền để nâng cao năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp về cam kết ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do, kỹ năng xúc tiến thương mại, marketing quốc tế, xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, tuyên truyền để nâng cao năng lực thực thi cam kết thương mại, các quy định thị trường (an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật,...) đáp ứng các quy định của thị trường cho địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân.
d) Các Hiệp hội ngành hàng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực các doanh nghiệp hội viên:
- Các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập vào các thị trường mục tiêu, khai thác các cam kết ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vượt rào cản và các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường ngoài nước; kỹ năng triển khai xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
- Các khóa tập huấn, đào tạo về phát triển thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm, xây dựng, phát triển thương hiệu, marketing nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
đ) Các Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại quốc tế.
Theo đó, đơn cử như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiệm vụ nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng của các Bộ trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về các đề án của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Mục III Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định về các đề án của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên và các nhiệm vụ liên quan được giao tại các Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình hành động có liên quan của Chính phủ, các bộ, ngành chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Chương trình hành động này.
Theo đó, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên và các nhiệm vụ liên quan được giao tại các Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình hành động có liên quan của Chính phủ, các bộ, ngành chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Chương trình hành động này.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn doanh nghiệp, tài trợ, viện trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung Chương trình và các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục kèm theo, các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.
Theo đó, kinh phí thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn doanh nghiệp, tài trợ, viện trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân