Quy định trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom theo quy định của pháp luật phải được thống kê, phân loại để xác định chất lượng và giá trị sử dụng để thanh lý hoặc tiêu hủy. Trường hợp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng thì tiến hành thanh lý.
Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
Trình tự, thủ tục thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Tổ chức thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Lập biên bản thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân trình báo.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Quy định trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được sử dụng công cụ hỗ trợ?
Người được giao công cụ hỗ trợ sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp nào? Đơn vị của tôi được trang bị công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ. Cho tôi hỏi, khi được giao công vụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ chúng tôi được sử dụng công cụ hỗ trợ trong trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ trong các trường hợp sau:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
- Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
- Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Được sử dụng công cụ hỗ trợ ngăn chặn phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
- Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
- Được sử dunbgj công cụ hỗ trợ vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
- Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp người được giao công cụ hỗ trợ được sử dụng công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp được quy định ra sao?
Hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp nào thực hiện? Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, các tổ chức, doanh nghiệp nào được tiến hành các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mới được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
Các tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;
- Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
- Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
- Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.
Trên đây là nội dung tư vấn về các tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh