Chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra trong tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học được quy định như thế nào?
- Quy định về chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra trong tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học?
- Quy định về việc quản lý và thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ của đề án đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học?
- Quy định về việc đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học?
Quy định về chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra trong tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học?
Theo Điều 15 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra trong tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học như sau:
1. Chậm nhất trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, cơ sở cử đi và cơ sở đào tạo trong nước thực hiện và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo định kỳ theo đúng hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo quy định tại Điều 6 Thông tư số 19/2020/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020 quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án những nội dung yêu cầu báo cáo sau:
a) Cơ sở cử đi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này bao gồm: danh sách người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức trong năm theo các hình thức đào tạo; danh sách người học chưa nhập học chính thức và dự kiến sẽ nhập học chính thức trong năm kế tiếp; số lượng người học dự kiến cử đi đào tạo năm kế tiếp theo nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo trong nước báo cáo theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này danh sách người học đang theo học các trình độ bao và dự kiến số người học tốt nghiệp trong năm kế tiếp;
c) Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Cơ sở cử đi, cơ sở đào tạo trong nước có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, thanh tra nội bộ, giám sát và tự đánh giá việc tổ chức thực hiện những quy định tại Thông tư này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này tại các cơ sở cử đi và cơ sở đào tạo trong nước
Theo đó, đề án đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học có những nội dung yêu cầu báo cáo sau:
- Cơ sở cử đi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này bao gồm: danh sách người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức trong năm theo các hình thức đào tạo; danh sách người học chưa nhập học chính thức và dự kiến sẽ nhập học chính thức trong năm kế tiếp; số lượng người học dự kiến cử đi đào tạo năm kế tiếp theo nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo;
- Cơ sở đào tạo trong nước báo cáo theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này danh sách người học đang theo học các trình độ bao và dự kiến số người học tốt nghiệp trong năm kế tiếp;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Chế độ báo cáo, thanh tra và kiểm tra trong tổ chức thực hiện đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về việc quản lý và thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ của đề án đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học?
Theo Điều 14 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về việc quản lý và thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ của đề án đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học như sau:
1. Cơ sở cử đi:
a) Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ người học hằng năm trong phạm vi Đề án phù hợp với kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nội dung chi, mức chi cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Định kỳ và khi cần thiết, hoàn thiện hồ sơ tài chính của người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo dõi, tổng hợp thông tin về việc cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án cho người học trong cả quá trình đào tạo và cập nhật thường xuyên vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án;
c) Thực hiện những quy định liên quan khác theo hướng dẫn về chế độ tài chính thực hiện Đề án của Bộ Tài chính.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Hoàn thiện tổng dự toán thực hiện Đề án hằng năm theo hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính trên cơ sở tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ người học của các cơ sở cử đi gửi Bộ Tài chính để thẩm định và thực hiện quy trình phê duyệt theo quy định;
b) Thực hiện việc cấp phát kinh phí hỗ trợ cho người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức theo quy định về kiểm soát thanh toán chi trả hiện hành khi nhận được đầy đủ hồ sơ tài chính của người học từ cơ sở cử đi, thông báo tiến độ cấp phát kinh phí hỗ trợ người học cho cơ sở cử đi để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án;
c) Thực hiện những quy định liên quan khác theo hướng dẫn về chế độ tài chính thực hiện Đề án của Bộ Tài chính.
Như vậy, các cơ sở cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học phải:
- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ người học hằng năm trong phạm vi Đề án phù hợp với kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nội dung chi, mức chi cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Định kỳ và khi cần thiết, hoàn thiện hồ sơ tài chính của người học đã có quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhập học chính thức theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo dõi, tổng hợp thông tin về việc cấp kinh phí hỗ trợ của Đề án cho người học trong cả quá trình đào tạo và cập nhật thường xuyên vào hệ thống cơ sở dữ liệu về Đề án;
- Thực hiện những quy định liên quan khác theo hướng dẫn về chế độ tài chính thực hiện Đề án của Bộ Tài chính.
Quy định về việc đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về việc đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên đại học theo đề án như sau:
1. Đối với hình thức đào tạo toàn thời gian ở trong nước, những cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Thông tư này xây dựng đề án theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gửi 01 bản đề án cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
2. Đối với hình thức liên kết đào tạo, các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này phối hợp hoàn thiện hồ sơ liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, gửi 01 bộ hồ sơ cùng các minh chứng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét chọn cơ sở đào tạo ở trong nước, các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và tên các bảng xếp hạng quốc tế theo ngành hoặc lĩnh vực đào tạo được chấp nhận trong phạm vi Đề án
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét chọn cơ sở đào tạo ở trong nước, các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ và tên các bảng xếp hạng quốc tế theo ngành hoặc lĩnh vực đào tạo được chấp nhận trong phạm vi Đề án
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn