Có được trợ cấp một lần với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không?

Cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có được trợ cấp một lần không? Xác định thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng tại chiến trường B, C, K như thế nào? Người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K dẫn đến vô sinh có đủ điều kiện của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Năm 1963, bác tôi đang làm cán bộ Đảng ủy ở Hà Nam cũ nhưng đến năm 1965, do thiếu lực lượng quân nhân nên ông tham gia vào lực lượng bảo vệ Tổ quốc, chống Mỹ cứu nước. Đến năm 1966, bác tôi được điều động vào chiến trường B4 - chiến trường Trị - Thiên. Đến nay tôi muốn làm thủ tục trợ cấp một lần cho bác tôi vì bác tôi không có người thân do bị vô sinh khi tham gia kháng chiến thì không biết là bác tôi có được hưởng không ạ? Câu hỏi của chị Hà (Bình Phước)

Cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có được trợ cấp một lần không?

Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

Chi chế độ trợ cấp, phụ cấp
....
2. Chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng đối với:
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg;
b) Trợ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;
c) Trợ cấp một lần đối với:
- Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP;
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg;
- Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP;
- Người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg;
d) Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Với những thông tin bạn cung cấp thì bác bạn là cán bộ tham gia chiến trường B4 trong thời kỳ chống Mỹ và bị vô sinh nên không có thân nhân, phải trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, bác bạn đã có đủ điều kiện để nhận được trợ cấp một lần với người có công với cách mạng.

Có được trợ cấp một lần với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không?

Có được trợ cấp một lần với cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không? (Hình từ Internet)

Xác định thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng đủ yêu cầu xét tặng giải thưởng Đặng Văn Ngữ tại chiến trường B, C, K như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BYT quy định cách tính thời gian công tác, theo đó:

Cách tính thời gian công tác
1. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 06 tháng.
2. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo danh mục quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 02 tháng.
3. Trường hợp cá nhân chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian làm việc ở các vùng, miền khác nhau thì được cộng dồn các thời gian để tính tiêu chuẩn xét Giải thưởng.
4. Thời gian các cá nhân tham gia các khóa học tập, đào tạo tập trung dài hạn không thuộc lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng từ 6 tháng trở lên không được tính trong thời gian công tác.

Theo đó, thời gian công tác của cá nhân công tác trong ngành Y tế dự phòng đủ yêu cầu xét tặng giải thưởng Đặng Văn Ngữ tại chiến trường B, C, K là mỗi năm công tác sẽ được tính bằng 01 năm 06 tháng.

Người bị nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K dẫn đến vô sinh có đủ điều kiện của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không?

Căn cứ Điều 29 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”:
a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
2. Chính phủ quy định chi tiết địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học quy định tại Điều này.

Như vậy, bác bạn tham gia chiến đấu tại chiến trường B4 Quảng Trị - Thừa Thiên và bị nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng dẫn đến vô sinh thì bác bạn được xem là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp một lần

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào