Quy định của pháp luật về trách nhiệm lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ?
Trách nhiệm lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được quy định như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về trách nhiệm lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ như sau:
- Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và tương đương hằng năm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo 515 cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, xin ý kiến Ban chỉ đạo 515 cấp quân khu trước khi trình Trưởng Ban Chỉ đạo cấp mình phê duyệt;
- Cơ quan chính trị đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ xây dựng kế hoạch trình Trưởng ban chỉ đạo cấp 515 cấp quân khu, hoặc thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Trường hợp có thông tin mới về liệt sĩ, mộ liệt sĩ cả ở trong và ngoài nước sau khi xác minh, kết luận có tính xác thực của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thì xây dựng kế hoạch tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo khoản 1, khoản 2 của Điều này.
Quy định của pháp luật về trách nhiệm lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ? (Hình từ Internet)
Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ như sau:
- Căn cứ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Căn cứ vào kế hoạch chung đã được phê duyệt, từng đợt, từng trường hợp cụ thể phải có kế hoạch chi tiết, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc cơ quan chính trị đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ phê duyệt mới thực hiện.
- Yêu cầu tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
+ Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, bộ phận; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các lực lượng trong quá trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
+ Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ bảo đảm chặt chẽ, công khai, cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, an toàn, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương; sau khi tìm kiếm, quy tập thống nhất với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan lập văn bản kết luận và hồ sơ quy tập mộ liệt sĩ.
- Trình tự tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
+ Xác định vị trí cần tìm kiếm, quy tập trên thực địa;
+ Tổ chức dò, gỡ mìn, đánh dấu các vị trí an toàn;
+ Đối chiếu danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ trên thực địa để xác định họ tên, quê quán liệt sĩ;
+ Vẽ sơ đồ từng ngôi mộ, khu vực mộ trước khi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
+ Đào, tìm, cất bốc hài cốt liệt sĩ (khi phát hiện hài cốt, di vật liệt sĩ chụp ảnh để làm tài liệu lưu trữ);
+ Thống kê số lượng, chất lượng hài cốt, di vật kèm theo phát hiện được;
+ Gói buộc để bảo quản, đánh số để quản lý, ghi tên (nếu hài cốt liệt sĩ có thông tin);
+ Lập hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
+ San lấp mặt bằng, bàn giao lại tổ chức, cá nhân nơi tìm kiếm, quy tập;
+ Di chuyển hài cốt và di vật của liệt sĩ về nơi bảo quản;
+ Báo cáo theo quy định.
Xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đối với hài cốt mộ liệt sĩ được an táng riêng như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 80/2022/TT-BQP có quy định về xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đối với hài cốt mộ liệt sĩ được an táng riêng như sau:
Sau khi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư này; trường hợp chưa xác định được thông tin hoặc còn thiếu thông tin, đơn vị làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh lấy mẫu phẩm để xét nghiệm ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân