Quy định về Giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?
- Giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
- Thu hồi giấy phép sử dụng băng tần và xử lý vi phạm cam kết như thế nào?
- Điều kiện chuyển nhượng giấy phép sử dụng băng tần được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng giấy phép sử dụng băng tần được quy định như thế nào?
Giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
- Sau tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định này và tiền bảo đảm thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp về việc thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông công cộng được quy định cụ thể trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần.
Quy định về Giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông? (Hình từ Internet)
Thu hồi giấy phép sử dụng băng tần và xử lý vi phạm cam kết như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định thu hồi giấy phép sử dụng băng tần và xử lý vi phạm cam kết như sau:
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép sử dụng băng tần trong các trường hợp quy định tại Luật Tần số vô tuyến điện.
- Doanh nghiệp vi phạm cam kết triển khai mạng viễn thông công cộng quy định tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn bị thu hồi giấy phép sử dụng băng tần nếu sau 02 năm kể từ ngày được cấp phép, doanh nghiệp không triển khai đủ số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai đã cam kết.
Điều kiện chuyển nhượng giấy phép sử dụng băng tần được quy định như thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nhượng như sau:
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua đấu giá, bao gồm cả trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này được phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không sớm hơn 05 năm kể từ ngày được cấp phép.
Doanh nghiệp chỉ được phép chuyển nhượng sau khi đã hoàn thành trách nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này.
- Đối tượng được nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
+ Đáp ứng quy định về giới hạn lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải bao gồm toàn bộ:
+ Các khối băng tần trúng đấu giá;
+ Quyền và trách nhiệm thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
+ Trách nhiệm thực hiện cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông theo quy định;
+ Trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và người sử dụng dịch vụ có liên quan.
Trách nhiệm của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng giấy phép sử dụng băng tần được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đề nghị chuyển nhượng như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của việc chuyển nhượng.
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh