Quy định về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghiệp trong hoạt động khuyến nông như thế nào?
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghiệp trong hoạt động khuyến nông là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghiệp trong hoạt động khuyến nông như sau:
1. Nội dung hoạt động
a) Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Phương thức thực hiện
a) Tổ chức khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
b) Tổ chức lớp học tại hiện trường;
c) Đào tạo từ xa trên truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử khuyến nông;
d) Khảo sát học tập trong và ngoài nước;
đ) Các phương thức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, Nội dung hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghiệp trong hoạt động khuyến nông là:
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ
- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ.
Quy định về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghiệp trong hoạt động khuyến nông như thế nào? (Hình từ Internet)
Thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông như sau:
- Nội dung hoạt động
+ Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông;
+ Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông;
+ Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại;
+ Xây dựng mạng lưới thông tin truyền thông khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
- Phương thức thực hiện
+ Qua hệ thống truyền thông đại chúng;
+ Xuất bản tạp chí, tài liệu và các loại ấn phẩm khuyến nông;
+ Tổ chức các sự kiện khuyến nông: hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm;
+ Bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông;
+ Các phương thức truyền thông khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xây dựng và nhân rộng mô hình trong hoạt động khuyến nông ra sao?
Tại Điều 8 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về xây dựng và nhân rộng mô hình trong hoạt động khuyến nông như sau:
- Nội dung hoạt động
+ Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành;
+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Phương thức thực hiện
+ Tổ chức lựa chọn địa điểm, đối tượng tham gia, cung cấp giống, vật tư, thiết bị hỗ trợ và các nội dung cần thiết theo yêu cầu của mô hình;
+ Tổ chức trình diễn, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình;
+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;
+ Tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tại mô hình;
+ Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ra diện rộng.
- Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sau:
+ Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái;
+ Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
+ Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững;
+ Mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường;
+ Mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;
+ Các mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi