Quy định về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước liên quan tới bảo lãnh Chính phủ là gì?
Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước liên quan tới bảo lãnh Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 59 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước liên quan tới bão lãnh Chính phủ như sau:
- Thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho đối tượng được bảo lãnh sau khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
- Cập nhật vào cơ sở thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam các thông tin liên quan tới tình trạng khoản vay của đối tượng được bảo lãnh từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quy định về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước liên quan tới bảo lãnh Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành liên quan tới bảo lãnh Chính phủ là gì?
Tại Điều 60 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành liên quan tới bão lãnh Chính phủ như sau:
- Phê duyệt đề án vay, đề án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tư cách cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Phê duyệt khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp để đầu tư dự án đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Cho ý kiến về tính hợp lý của các thông số tính toán của doanh nghiệp (giá bán hoặc nguồn thu dự kiến; công suất, tần suất vận hành máy móc thiết bị; khấu hao,..) để xây dựng phương án tài chính và dòng tiền trả nợ;
+ Đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ của chủ đầu tư và phương án tài chính của dự án;
+ Tính khả thi của các cam kết của doanh nghiệp trong dự thảo thỏa thuận vay, đề án vay hoặc đề án phát hành trái phiếu trong phạm vi quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đối tượng được bảo lãnh thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và Bộ Tài chính; chủ trì xử lý các vấn đề liên quan khi xảy ra các hành vi vi phạm nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh thuộc quyền quản lý.
- Thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản các quyết định, chính sách hoặc tình huống có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án, tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và đề nghị phương án xử lý.
- Có ý kiến với tư cách cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước dưới 100% vốn điều lệ thực hiện vay vốn, phát hành trái phiếu đề nghị Chính phủ cấp bảo lãnh về các nội dung quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
- Tham gia ý kiến đối với đề án vay, đề án phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp không có vốn nhà nước với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến dự án đầu tư, điều kiện vay vốn, điều kiện phát hành trái phiếu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ theo đề nghị của Bộ Tài chính trong quá trình thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh hoặc thẩm định cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện Thư bảo lãnh.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan tới bảo lãnh Chính phủ ra sao?
Tại Điều 61 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan tới bão lãnh Chính phủ như sau:
- Tham gia ý kiến về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh trên địa bàn (nếu có); về tình hình thực hiện các thủ tục có liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn của chủ đầu tư theo đề nghị của Bộ Tài chính.
- Phối hợp xử lý tài sản thế chấp có liên quan thuộc diện quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giám sát doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án tuân thủ các quy định của pháp luật tại địa phương.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi