Tiêu chuẩn về năng lực công tác của Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như thế nào?
Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tiêu chuẩn về năng lực công tác như sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các yêu cầu về trình độ, năng lực của chức danh chủ tịch liên đoàn lao động huyện và tương đương theo quy định hiện hành về danh mục vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; có năng lực nghiên cứu tham mưu, đề xuất các giải pháp, xây dựng chủ trương, chính sách của địa phương, ngành, doanh nghiệp liên quan đến đoàn viên công đoàn, người lao động và hoạt động công đoàn.
- Có phong cách lãnh đạo, phương pháp hoạt động, khả năng điều hành tốt công việc; có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ, ảnh hưởng tích cực đến phong trào công nhân và hoạt động công đoàn địa phương, ngành, đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực công tác của Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn kinh nghiệm lãnh đạo quản lý và công tác công đoàn của Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như thế nào?
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn kinh nghiệm lãnh đạo quản lý và công tác công đoàn của Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
- Đối với nhân sự tại chỗ, hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách trong cùng hệ thống công đoàn phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc phó trưởng ban công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương chức danh phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra sao?
Tại Khoản 5 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
- Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật; nắm vững Điều lệ và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các hoạt động của công đoàn.
- Có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có kinh nghiệm trong công tác tài chính và công tác xây dựng tổ chức Công đoàn; có nghiệp vụ, chuyên môn và hiểu biết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của tổ chức công đoàn.
- Về trình độ
+ Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên các chuyên ngành luật, tài chính, kế toán, kinh tế; hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có chứng chỉ thanh tra, kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.
- Về độ tuổi
+ Đáp ứng yêu cầu về tuổi bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo