Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thể dùng bằng thạc sĩ y học không?

Có bằng thạc sĩ y học có được dùng để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không? Người nước ngoài có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành y do Việt Nam cấp có phải kiểm tra để được công nhận là người hành nghề biết tiếng Việt trong khám chữa bệnh không? Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh là gì? Câu hỏi của chị Như (Bình Định)

Có bằng thạc sĩ y học có được dùng để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không?

Căn cứ Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định người xin cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:

Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Theo Khoản 1 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, như sau:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
.....
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Như vậy, chưa có quy định rõ ràng rằng bằng thạc sĩ y học là văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Cho nên, không thể khẳng định bằng thạc sĩ y học có thể được xem xét khi cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thể dùng bằng thạc sĩ y học không?

Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thể dùng bằng thạc sĩ y học không? (Hình từ Internet)

Người nước ngoài có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành y do Việt Nam cấp có phải kiểm tra để được công nhận là người hành nghề biết tiếng Việt trong khám chữa bệnh không?

Theo Khoản 3 Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chí để công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh
.....
3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Như vậy, cá nhân người nước ngoài có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam cấp để hành nghề đăng ký khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp này sẽ được công nhận người nước ngoài này biết tiếng Việt thành thạo mà không cần phải qua kiểm tra.

Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh là gì?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh

Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi người phiên dịch có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.

Với quy định này thì cá nhân để được công nhận là người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh cần phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ hành nghề dược

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào