Việc đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
- Quy định của pháp luật về việc đăng ký phương tiện thủy nội địa?
- Quy định của pháp luật về các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa?
- Quy định về tên của phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa?
- Quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Quy định của pháp luật về việc đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Theo Điều 3 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về việc đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
2. Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.
3. Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:
a) Chuyển quyền sở hữu;
b) Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
c) Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
d) Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
4. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
a) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 1 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị mất, hỏng được cấp lại khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định trên.
Việc đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định của pháp luật về các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Theo Điều 4 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Phương tiện bị mất tích.
2. Phương tiện bị phá hủy.
3. Phương tiện không còn khả năng phục hồi.
4. Chuyển quyền sở hữu phương tiện.
5. Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.
6. Theo đề nghị của chủ phương tiện.
Trên đây là các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Quy định về tên của phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về tên của phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Ngoài số đăng ký phương tiện do cơ quan đăng ký phương tiện cấp, phương tiện có thể có tên riêng.
2. Tên của phương tiện do chủ phương tiện đặt nhưng không được trùng với tên phương tiện thủy nội địa đã đăng ký trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa của cơ quan đăng ký phương tiện. Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên phương tiện, chủ phương tiện phải tuân theo quy định của pháp luật về văn hóa.
Trên đây là quy định về tên của phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
a) Nhóm chữ: Gồm các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nhóm số: Gồm 04 số được đánh thứ tự từ 0001 đến 9999; những địa phương có số lượng trên 10.000 phương tiện được dùng nhóm số gồm 05 số sau khi đã sử dụng hết nhóm số gồm 04 số; nhóm số được kẻ phía sau các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện được quy định như sau:
a) Chiều cao tối thiểu: 200 mm;
b) Chiều rộng nét tối thiểu: 30 mm;
c) Khoảng cách giữa các chữ hoặc số: 30 mm.
3. Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu nền nơi kẻ.
4. Vị trí kẻ số đăng ký của phương tiện:
a) Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;
b) Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;
c) Trường hợp phương tiện không có cabin mà chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định, cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất;
d) Trường hợp phương tiện chở khách có sức chở trên 12 người, ngoài việc kẻ số đăng ký còn phải niêm yết cả số lượng người được phép chở ở phía trên số đăng ký của phương tiện.
Trên đây là quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện được đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn