Quy định về cấp bảo lãnh đối với khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp như thế nào?
Cấp bảo lãnh đối với khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp ra sao?
Tại Điều 17 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về cấp bảo lãnh đối với khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp như sau:
1. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay và sau khi Đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
a) Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
b) Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp;
c) Mở Tài khoản Dự án tại ngân hàng phục vụ; thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản về số tài khoản của Tài khoản Dự án hoặc hợp đồng mở tài khoản dự án;
d) Nộp cho Bộ Tài chính Hợp đồng vay đã được các bên ký chính thức (bản sao có chứng thực);
đ) Cung cấp cho Bộ Tài chính toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản (bản chính).
2. Thư bảo lãnh được cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều này:
a) Đối với khoản vay nước ngoài, Thư bảo lãnh được lập thành 04 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 01 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, Bộ Tư pháp lưu 01 bản và 01 bản được chuyển cho người cho vay hoặc đại diện của người cho vay;
b) Đối với khoản vay trong nước, Thư bảo lãnh được lập thành 06 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản và 01 bản được chuyển cho người cho vay, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
3. Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo từng trường hợp cụ thể nếu cần thiết.
Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay và sau khi Đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục. Thư bảo lãnh được cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các thủ tục. Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng theo từng trường hợp cụ thể nếu cần thiết.
Quy định về cấp bảo lãnh đối với khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là gì?
Tại Điều 18 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh như sau:
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định trong Thỏa thuận vay để Thư bảo lãnh và Thỏa thuận vay có hiệu lực đầy đủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm làm việc với Bộ Tư pháp để được cấp ý kiến pháp lý đối với Thư bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
4. Trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong Thỏa thuận vay nước ngoài và Thư bảo lãnh có yêu cầu Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng:
a) Đối tượng được bảo lãnh đề xuất với Bộ Tài chính về tổ chức được chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người vay (đối tượng được bảo lãnh), người bảo lãnh theo yêu cầu của thỏa thuận vay và lấy ý kiến của Bộ Tài chính hoặc ý kiến chấp thuận của Bộ Ngoại giao trong trường hợp là cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài trong quá trình đàm phán;
b) Sau khi Thỏa thuận vay được ký kết và cấp bảo lãnh chính phủ, Đối tượng được bảo lãnh gửi mẫu văn bản ủy quyền của Người vay (đối tượng được bảo lãnh) và người bảo lãnh (nếu có) cho tổ chức được lựa chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng ký xác nhận đồng ý, gửi cho đối tượng được bảo lãnh để gửi tiếp cho Người nhận bảo lãnh và sao gửi cho Bộ Tài chính.
Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh được quy định như sau:
- Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định trong Thỏa thuận vay để Thư bảo lãnh và Thỏa thuận vay có hiệu lực đầy đủ.
- Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm làm việc với Bộ Tư pháp để được cấp ý kiến pháp lý đối với Thư bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
- Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
- Trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong Thỏa thuận vay nước ngoài và Thư bảo lãnh có yêu cầu Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng:
+ Đối tượng được bảo lãnh đề xuất với Bộ Tài chính về tổ chức được chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người vay (đối tượng được bảo lãnh), người bảo lãnh theo yêu cầu của thỏa thuận vay và lấy ý kiến của Bộ Tài chính hoặc ý kiến chấp thuận của Bộ Ngoại giao trong trường hợp là cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài trong quá trình đàm phán;
+ Sau khi Thỏa thuận vay được ký kết và cấp bảo lãnh chính phủ, Đối tượng được bảo lãnh gửi mẫu văn bản ủy quyền của Người vay (đối tượng được bảo lãnh) và người bảo lãnh (nếu có) cho tổ chức được lựa chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng ký xác nhận đồng ý, gửi cho đối tượng được bảo lãnh để gửi tiếp cho Người nhận bảo lãnh và sao gửi cho Bộ Tài chính.
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
Tại Điều 19 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, doanh nghiệp (chủ thể phát hành trái phiếu) đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ nộp bổ sung cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
1. Các văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định này nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
2. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp cho khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11) (bản sao có chứng thực).
4. Đề án phát hành trái phiếu (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này, đồng thời bổ sung:
a) Kế hoạch, thời điểm phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của dự án (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
b) Tổng khối lượng phát hành được chia theo kỳ hạn trái phiếu và thời điểm phát hành trên cơ sở tiến độ triển khai và giải ngân của dự án;
c) Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của Đối tượng được bảo lãnh về việc bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
5. Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính).
6. Giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấp.
7. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đã được kiểm toán theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này (bản sao có chứng thực).
8. Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của Đối tượng được bảo lãnh (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin).
9. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
10. Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần).
11. Các thông tin bổ sung phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu để đầu tư dự án (Thiết kế cơ sở được duyệt, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư).
12. Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm cho dự án đầu tư kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu để tham gia tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.
13. Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
14. Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp cho khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (bản chính). Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (bản sao có chứng thực). Đề án phát hành trái phiếu (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ.
- Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính). Giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấp. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đã được kiểm toán (bản sao có chứng thực).
- Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của Đối tượng được bảo lãnh (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin). Văn bản cam kết (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
- Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần). Các thông tin bổ sung phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu để đầu tư dự án.
- Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm cho dự án đầu tư kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu để tham gia tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư. Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi