Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 có nhiệm vụ như nào?
- Nhiệm vụ phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
- Nhiệm vụ phát triển lực lượng doanh nghiệp kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
- Nhiệm vụ đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
- Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Nhiệm vụ phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định nhiệm vụ phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị, mạng sản xuất; doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, tham gia vào những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ để hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị.
- Thực hiện hiệu quả, triển khai đồng bộ Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Triển khai hiệu quả các biện pháp khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 có nhiệm vụ như nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ phát triển lực lượng doanh nghiệp kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định như sau:
- Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực kinh nghiệm, tài chính, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh thân thiện với môi trường.
Nhiệm vụ đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định nhiệm vụ đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 như sau:
Tăng cường liên kết, giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đổi mới tổ chức sản xuất, nghiên cứu áp dụng nhiều mô hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với phát huy vai trò làm chủ, tăng cường lợi ích của thành viên hợp tác xã. Hoàn thiện cơ chế đại diện sở hữu kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa 04 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) để gắn sản xuất với chế biến, phân phối và tiêu thụ. Ưu tiên hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến, có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ở những vùng sản xuất tập trung.
- Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài