Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường ra sao?
Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
- Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường gồm thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư; Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định; Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra; Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường ra sao? (Hình từ Internet)
Phân loại các dự án đầu tư dựa trên tiêu chí về môi trường?
Theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 căn cứ tiêu chí về môi trường thì dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV, cụ thể:
- Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
- Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
+ Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
- Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Các dự án đầu tư dựa trên tiêu chí về môi trường sẽ được phân thành 04 nhóm gồm: Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch?
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch:
- Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
- Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
- Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
- So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
- Tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
- Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
- Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch: Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường; Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch; Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng; So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch; Tác động của biến đổi khí hậu; Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân