Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng máy đầm thi công xây dựng gây tiếng ồn như thế nào?
Máy đầm thi công xây dựng gây tiếng ồn cho người dân bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:
1. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;
i) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;
k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 và các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i và k khoản 1 và các điểm h, i và k khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tùy vào độ rung vượt quy chuẩn chuẩn kỹ thuật về độ rung của máy đầm xong thi công công trình xây dựng mà tổ chức thi công công trình sẽ bị cảnh cáo hoặc xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng. Đồng thời, đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở, buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng máy đầm thi công xây dựng gây tiếng ồn như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức khởi công xây dựng công trình nhưng không có biện pháp bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình như sau:
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):
a) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;
b) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc ký hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Tổ chức khởi công xây dựng công trình không phải khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có biện pháp bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tổ chức thiết kế xây dựng không tuân thủ bảo vệ mội trường bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm d khoản 3 Điều 30 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thiết kế (thiết kế triển khai ngay sau thiết kế cơ sở, thiết kế một bước) và dự toán xây dựng như sau:
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tiêu chuẩn, tính năng sử dụng của thiết bị, vật tư, cấu kiện;
b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình thiếu kết quả khảo sát địa chất hoặc không căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất công trình hoặc không phù hợp với kết quả khảo sát theo quy định;
c) Không sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình theo quy định phải sử dụng;
d) Thiết kế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; ứng phó với biến đổi khí hậu và các điều kiện an toàn khác;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện giám sát tác giả không đúng, không đầy đủ theo quy định;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
Tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo quy định trên, tổ chức thiết kế xây dựng không tuân thủ bảo vệ mội trường sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo