Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý người học? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục?

Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, theo đó:

a) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục;
b) Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng sư phạm;
c) Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;
d) Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
e) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gồm:

- Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục;

- Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng sư phạm;

- Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;

- Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục;

- Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý người học?

Tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý người học, theo đó:

a) Trình Chính phủ quy định chính sách đối với người học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên;
b) Quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý người học gồm: Trình Chính phủ quy định chính sách đối với người học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên;

Quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học?

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, theo đó:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học theo quy định của pháp luật;
b) Quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học như sau:

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học;

- Quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế?

Tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế, như sau:

a) Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật;
d) Trình Chính phủ ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về giáo dục;
e) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
g) Ban hành quy định về quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ về tiếp nhận đào tạo và quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;
h) Thực hiện quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế gồm:

Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;

Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; Trình Chính phủ ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về giáo dục;

Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; Ban hành quy định về quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ về tiếp nhận đào tạo và quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;

Thực hiện quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ.

Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào