Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng?
- Quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
- Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
- Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
- Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
Quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng:
Quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng
1. Quyền lợi của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
a) Được tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động;
b) Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật;
c) Được quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và ngược lại;
d) Hằng năm, cá nhân được khen thưởng sẽ được xem xét nâng lương trước hạn, ưu tiên cử đi học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tham quan, khảo sát ở trong nước và nước ngoài; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ.
2. Nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;
b) Tập thể, cá nhân được khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
c) Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quy định;
d) Có trách nhiệm phát hiện cá nhân có thành tích đột xuất, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để đề xuất khen thưởng kịp thời hoặc tố giác, tố cáo những tập thể, cá nhân có hành vi gian dối, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Quyền lợi của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
+ Được tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động; Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng;
+ Được quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có đủ thành tích và tiêu chuẩn và ngược lại;
+ Hằng năm, cá nhân được khen thưởng sẽ được xem xét nâng lương trước hạn, ưu tiên cử đi học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tham quan, khảo sát ở trong nước và nước ngoài; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ.
- Nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;
+ Tập thể, cá nhân được khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục;
+ Có trách nhiệm phát hiện cá nhân có thành tích đột xuất, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để đề xuất khen thưởng kịp thời hoặc tố giác, tố cáo những tập thể, cá nhân có hành vi gian dối, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng? (Hình từ Internet)
Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
Theo Điều 35 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến như sau:
Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Thống đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua trên phạm vi toàn Ngành.
2. Các đơn vị trong ngành Ngân hàng xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Thống đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng;
Biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua trên phạm vi toàn Ngành.
Các đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
Theo Điều 36 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng
Vụ Thi đua - Khen thưởng xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các tập thể lớn quy định tại Điều 3 Thông tư này. Các tập thể lớn xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn công tác thi đua, khen thưởng cho các tập thể cơ sở và tập thể nhỏ trực thuộc tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.
Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng do Vụ Thi đua - Khen thưởng xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các tập thể lớn.
Các tập thể lớn xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn công tác thi đua, khen thưởng cho các tập thể cơ sở và tập thể nhỏ trực thuộc tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.
Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng như thế nào?
Theo Điều 37 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng như sau:
Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong toàn Ngành.
2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi đơn vị do mình quản lý.
Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong toàn Ngành. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi đơn vị do mình quản lý.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh