Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công và căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công là gì?
Chỉ tiêu an toàn nợ công và căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.
Tại Điều 5 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước.
3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.
4. Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.
5. Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài.
6. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.
Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội; Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm; Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công gồm định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.
Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.
Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.
Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công và căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? (Hình từ Internet)
Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công được thực hiện ra sao?
Tại Điều 7 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:
a) Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;
b) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Giảm mức vay của chính quyền địa phương;
d) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
3. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.
Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:
Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ; Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ; Giảm mức vay của chính quyền địa phương; Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi