Quy định về tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế là gì?

Tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế như thế nào? Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu quốc tế ra sao? Cập nhật thông tin về trái phiếu quốc tế được quy định như thế nào?

Tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế như thế nào?

Tại Điều 33 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế như sau:


1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức liên quan tổ chức phát hành trái phiếu theo chủ trương được Chính phủ phê duyệt và quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng lần phát hành.
2. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:
a) Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành là một hoặc một số tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư quốc tế, có kinh nghiệm để quản lý cho đợt phát hành;
b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý có kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành;
c) Chuẩn bị hồ sơ phát hành: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế và các cơ quan liên quan chuẩn bị các hồ sơ phát hành phù hợp với luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế tại thị trường phát hành;
d) Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm quốc gia và mức xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu dự kiến phát hành;
đ) Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của từng phương thức phát hành. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu quốc tế để tiếp xúc với các nhà đầu tư quốc tế trước khi công bố rộng rãi, chính thức về việc phát hành trái phiếu quốc tế;
e) Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu quốc tế trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lãi suất đối với từng đợt phát hành trái phiếu quốc tế do Bộ Tài chính quyết định trong khung do Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 của Nghị định này.
g) Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;
h) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phát hành.

Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:

- Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành là một hoặc một số tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư quốc tế, có kinh nghiệm để quản lý cho đợt phát hành;

- Lựa chọn các tư vấn pháp lý có kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp quản lý phát hành;

- Chuẩn bị hồ sơ phát hành. Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của từng phương thức phát hành. Tổ chức phát hành. Tiếp nhận vốn. Hoàn tất giao dịch phát hành.

Quy định về tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế là gì?

Quy định về tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế là gì? (Hình từ Internet)

Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu quốc tế ra sao?

Tại Điều 34 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu quốc tế như sau:

Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu quốc tế
1. Bộ Tài chính lựa chọn đơn vị để cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký trái phiếu quốc tế.
2. Trái phiếu quốc tế được niêm yết theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính lựa chọn đơn vị để cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký trái phiếu quốc tế. Trái phiếu quốc tế được niêm yết theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cập nhật thông tin về trái phiếu quốc tế được quy định như thế nào?

Tại Điều 35 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về cập nhật thông tin về trái phiếu quốc tế như sau:

Cập nhật thông tin
Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi giao dịch của trái phiếu quốc tế và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.

Bộ Tài chính theo dõi giao dịch của trái phiếu quốc tế và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trái phiếu

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào