Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông?

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về địa lí tự nhiên Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về địa lí dân cư Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


4

Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

- Thu thập được tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguồn khác nhau.

Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

- Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.

- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.



Nền kinh tế tri thức

- Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.



Khối lượng kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông thì sau khi học xong học sinh phải nắm rõ các nội dung đã được học và phạt đạt được các yêu cầu được đặt ra theo quy định tại Thông tư 15/2022-TT-BGDĐT.

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông?

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về một số vấn đề kinh tế - xã hội thế giới trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông? (Hình từ Internet)

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về địa lí tự nhiên Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông như sau:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


5

Địa lí tự nhiên Việt Nam

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

- Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

- Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.



Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc - Nam, Đông - Tây, độ cao.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

- Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.



Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

- Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

- Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

- Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.



Sau khi kết thúc học khối lượng kiến thức môn địa lí thì học sinh phải nắm được phần nội dung và phải đạt được các yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí tự nhiên Việt Nam.

Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về địa lí dân cư Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí dân cư Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông như sau:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


6

Địa lí dân cư Việt Nam

Dân số

- Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

- Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.

- Sử dụng được bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.

- Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến dân số nước ta.

Lao động và việc làm

- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

- Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.



Đô thị hóa

- Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.

- Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Sử dụng được bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta.

- Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá) ở Việt Nam.



Sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về địa lí dân cư Việt Nam trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì học sinh cần nắm được các nội dung và phải đạt được các yêu cầu đặt ra nêu trên tại Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung học phổ thông

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào