Quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ là gì?
Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ như thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ như sau:
1. Đăng ký, lưu ký:
a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước.
b) Căn cứ vào thông báo kết quả phát hành của Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký trái phiếu Chính phủ.
c) Căn cứ vào văn bản xác nhận hoàn tất thanh toán tiền mua trái phiếu của Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Niêm yết trái phiếu:
a) Trái phiếu Chính phủ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán ngoại trừ trái phiếu ngoại tệ.
b) Căn cứ vào văn bản thông báo về việc đăng ký trái phiếu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và văn bản đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo quy định trên.
Quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Giao dịch trái phiếu Chính phủ được thực hiện ra sao?
Tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ như sau:
1. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
a) Mua bán thông thường;
b) Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
c) Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
b) Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán.
Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Điều kiện phát hành phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường là gì?
Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường như sau:
1. Điều kiện phát hành
a) Khi nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định này nhưng không có đủ trái phiếu Chính phủ để giao dịch.
b) Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành để đảm bảo thanh khoản của thị trường tại mọi thời điểm phải thuộc hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Nhà tạo lập thị trường phải ký quỹ bắt buộc tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều kiện phát hành phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường được quy định trên.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi