Kiến thức môn sinh học về giới thiệu chung các cấp độ tổ chức của thế giới sống trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
- 1. Trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông, nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về mở đầu và giới thiệu chung các cấp độ tổ chức của thế giới sống ra sao?
- 2. Kiến thức môn sinh học về sinh học tế bào trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
- 3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về sinh học vi sinh vật và virus trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
1. Trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông, nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về mở đầu và giới thiệu chung các cấp độ tổ chức của thế giới sống ra sao?
Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn sinh học về mở đầu và giới thiệu chung các cấp độ tổ chức của thế giới sống trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
1 |
Mở đầu và giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống |
1.1. Giới thiệu khái quát môn Sinh học |
|
- Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học |
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. |
||
- Mục tiêu của môn Sinh học |
- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học. |
||
- Sinh học trong tương lai |
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. |
||
- Các ngành nghề liên quan đến sinh học |
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. |
||
1.2. Sinh học và sự phát triển bền vững |
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững. - Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. |
||
1.3. Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống |
|
||
- Khái niệm và đặc điểm của cấp độ tổ chức sống |
- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. - Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. |
||
- Các cấp độ tổ chức sống |
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống. |
2. Kiến thức môn sinh học về sinh học tế bào trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về sinh học tế bào trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
2 |
Sinh học tế bào |
2.1. Khái quát về tế bào |
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào. |
2.2. Thành phần hoá học của tế bào |
|
||
- Các nguyên tố hoá học trong tế bào |
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P). |
||
- Nước trong tế bào |
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. |
||
- Các phân tử sinh học trong tế bào |
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. - Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...). |
||
2.3. Cấu trúc tế bào |
|
||
- Tế bào nhân sơ |
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. |
||
- Tế bào nhân thực |
- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất. - Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. - Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào. |
||
2.4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào |
|
||
- Khái niệm trao đổi chất ở tế bào |
- Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào. |
||
- Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất |
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức đó. Lấy được ví dụ minh hoạ. |
||
+ Vận chuyển thụ động; Vận chuyển chủ động |
- Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất bào thông qua biến dạng của màng sinh chất. Lấy được ví dụ minh hoạ. |
||
+ Nhập, xuất bào |
- Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà). |
||
- Các loại năng lượng |
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào. - Giải thích được năng lượng được tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học). - Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học. |
||
- Khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào |
- Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào. - Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng. |
||
- Enzyme |
- Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme. |
||
- Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào |
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...). - Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng. - Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật. - Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn. |
||
- Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào |
- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào. - Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men). - Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng. |
||
2.5. Chu kì tế bào và phân bào |
|
||
- Chu kì tế bào và nguyên phân |
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. - Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào. - Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. |
||
- Quá trình giảm phân |
- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. - Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. |
||
2.6. Công nghệ tế bào |
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ tế bào động vật. |
3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về sinh học vi sinh vật và virus trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn sinh học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn sinh học về sinh học vi sinh vật và virus trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
3 |
Sinh học vi sinh vật và virus |
3.1. Vi sinh vật |
|
- Khái niệm và các nhóm vi sinh vật |
- Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật. - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. |
||
- Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật |
- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên. |
||
- Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật |
- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. - Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. |
||
- Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn |
- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật. - Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...). - Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...). - Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai. - Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó. |
||
3.2. Virus và các ứng dụng |
|
||
- Khái niệm và đặc điểm virus |
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus. |
||
- Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ |
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus. |
||
- Một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất |
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus. |
||
- Virus gây bệnh |
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. |
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo