Xe ô tô có bị phạt khi đỗ xe gần ngã tư không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi xe ô tô đỗ xe gần ngã tư?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Ngày 16/11, tôi có đỗ xe ô tô của tôi gần ngã tư tầm 3m để chạy vào nhà bạn lấy đồ. Vừa ra lại xe thì bị cảnh sát phạt tiền vì tội đỗ xe gần ngã tư, tôi bị phạt 800.000 đồng. Cho tôi hỏi là đỗ xe ô tô gần ngã tư cũng bị phạt ạ và số tiền tôi bị phạt có đúng không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Xe ô tô đỗ xe gần ngã tư có bị phạt không?

Tại Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Như vậy, theo quy định trên ngã tư được xem là nơi đường giao nhau, bạn đã đỗ xe ô tô của bạn gần với ngã tư 3m (nằm trong phạm vi 5m tính từ ngã tư). Theo đó, hành vi đỗ xe ô tô gần ngã tư 3m của bạn là đang vi phạm luật, cảnh sát xử phạt bạn là đúng với quy định của pháp luật.

Xe ô tô có bị phạt khi đỗ xe gần ngã tư không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi xe ô tô đỗ xe gần ngã tư?

Xe ô tô có bị phạt khi đỗ xe gần ngã tư không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi xe ô tô đỗ xe gần ngã tư? (Hình từ Internet)

Xe ô tô đỗ xe gần ngã tư bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4,điểm d khoản 7 Điều này;
...

Do đó, theo quy định trên xe ô tô đỗ xe gần ngã tư trong phạm vi 5m thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Số tiền mà cảnh sát giao thông phạt bạn là đúng với quy định của pháp luật.

Những trường hợp nào được chở người trên xe ô tô chở hàng?

Căn cứ Điều 21 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng như sau:

1. Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu;
b) Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn;
c) Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Trên đây là những trường hợp được chở người trên xe ô tô chở hàng mà luật quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm giao thông

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào