Quy định về bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo là gì?
- Việc bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào?
- Việc thống kê, khai thác thông tin, dữ liệu và chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo ra sao?
- Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?
- Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Việc bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo như sau:
Để đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, căn cứ tình hình thị trường và yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo, áp dụng giá sàn gạo xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính.
Việc bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện như trên.
Quy định về bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo là gì? (Hình từ Internet)
Việc thống kê, khai thác thông tin, dữ liệu và chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo ra sao?
Tại Điều 20 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về thống kê, khai thác thông tin, dữ liệu và chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo như sau:
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thống nhất nội dung thông tin, dữ liệu thông báo hợp đồng xuất khẩu gạo và cơ chế hồi báo thông tin về tình hình thực hiện giao hàng theo hợp đồng đã thông báo để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thống kê, cập nhật gửi Bộ Công Thương theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình xuất khẩu gạo theo các tiêu chí: Số lượng, trị giá, chủng loại thóc, gạo, thị trường, khách hàng nhập khẩu, thương nhân xuất khẩu; cửa khẩu xuất khẩu; số liệu về xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Việc thống kê, khai thác thông tin, dữ liệu và chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo thực hiện như trên.
Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?
Tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
1. Bộ Công Thương
a) Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng, các chủng loại gạo xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, đàm phán, ký kết các bản thỏa thuận về thương mại gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được công khai, minh bạch và theo đúng các quy định tại Nghị định này;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.
Trên đây là trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn tiêu chí, phương pháp xác định sản phẩm gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; ban hành quy định về dư lượng tối đa hóa chất đối với sản phẩm gạo; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bao bì sản phẩm gạo xuất khẩu theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của thương nhân, người sản xuất và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định như trên.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi