Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội?
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội như sau:
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;
b) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện, cơ sở quản lý sau cai nghiện theo quy định của pháp luật;
c) Quy định chương trình giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và tái hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy;
d) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền;
đ) Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, trẻ em.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;
- Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện, cơ sở quản lý sau cai nghiện theo quy định của pháp luật;
- Quy định chương trình giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và tái hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy;
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền;
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, trẻ em.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới?
Căn cứ khoản 16 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới như sau:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới như sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
- Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dịch vụ sự nghiệp công?
Theo khoản 20 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dịch vụ sự nghiệp công như sau:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; quản lý các tổ chức, đơn vị hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc bộ;
b) Xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc bộ; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;
d) Hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
đ) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn