Kiến thức bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu ra sao?

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao? Kiến thức môn hoá học về liên kết hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì? Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về phản ứng oxi hoá - khử trong chương trình trung học phổ thông như thế nào? Năng lượng hóa học trong môn hoá ở chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao? Mong nhận được sự hỗ trợ theo quy định pháp luật mới nhất!

1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học trong chương trình trung học phổ thông như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

3

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).

Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một chu kì, nhóm

- Nêu được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một chu kì, một nhóm (nhóm A).

Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

- Nêu được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Phát biểu được định luật tuần hoàn.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.

2. Kiến thức môn hoá học về liên kết hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?

Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn hoá học về liên kết hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

4

Liên kết hoá học

Liên kết ion

- Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion.

Liên kết cộng hoá trị

- Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hoá trị.

- Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm điện.

3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về phản ứng oxi hoá - khử trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?  

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về phản ứng oxi hoá - khử trong chương trình trung học phổ thông như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

5

Phản ứng oxi hoá - khử

Phản ứng oxi hoá - khử

- Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.

- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá - khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử.

- Cân bằng được phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Nêu được một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.

4. Năng lượng hóa học trong môn hoá ở chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?

Theo quy định Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định về năng lượng hóa học trong môn hoá học ở chương trình giảng dạy trung học phổ thông như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

6

Năng lượng hóa học

Phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt

- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; Lấy được các ví dụ trong thực tiễn.

Biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

- Nêu được khái niệm điều kiện chuẩn, enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) ∆f298, tính được ∆r298 của một phản ứng dựa vào bảng số liệu nhiệt tạo thành cho sẵn, vận dụng công thức:

r298 = Ʃ ∆f298 (sp) - Ʃ ∆f298 (cđ)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung học phổ thông

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào