Quy định về xử lý vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế?
Xử lý vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Quy chế công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định về xử lý vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế như sau:
Xử lý vi phạm.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hành vi vi phạm quy định về PCCC, CNCH; cản trở các hoạt động PCCC, CNCH; xâm phạm đến lợi ích của tập thể, tính mạng và tài sản của người khác thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động PCCC, CNCH để xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tại đơn vị mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; cản trở các hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; xâm phạm đến lợi ích của tập thể, tính mạng và tài sản của người khác thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
Xử lý vi phạm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế?
Theo Điều 24 Quy chế công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định về chế độ báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế như sau:
Chế độ báo cáo.
1. Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng, thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan Công an quản lý trực tiếp về PCCC, CNCH.
2. Hàng năm, trước ngày 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu, các đơn vị thuộc Bộ có trụ sở riêng ngoài trụ sở số 138A - 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội có trách nhiệm báo cáo công tác PCCC, CNCH của đơn vị về Bộ Y tế (qua Văn Phòng Bộ Y tế) để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế và cơ quan Công an theo quy định.
3. Khi xảy ra sự cố cháy, tai nạn, đơn vị xảy ra sự cố phải lập báo cáo nhanh gửi Bộ Y tế và cơ quan Công an quản lý trực tiếp địa bàn. Sau khi hoàn tất việc xử lý các nội dung liên quan đến sự cố, đơn vị lập báo cáo cụ thể, chi tiết vụ việc gửi Bộ Y tế.
Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng, thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan Công an quản lý trực tiếp.
Hàng năm, trước ngày 30/9 hoặc đột xuất theo yêu cầu, các đơn vị thuộc Bộ có trụ sở riêng ngoài trụ sở số 138A - 138B Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội có trách nhiệm báo cáo công tác PCCC, CNCH của đơn vị về Bộ Y tế (qua Văn Phòng Bộ Y tế) để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế và cơ quan Công an theo quy định.
Trách nhiệm thi hành công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế?
Tại Điều 25 Quy chế công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định trách nhiệm thi hành công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế như sau:
Trách nhiệm thi hành.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế này tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân khác làm việc tại Trụ sở cơ quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế này.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm trang bị vật tư, thiết bị phòng cháy chữa cháy, phí bảo hiểm. Trong trường hợp Văn phòng Bộ thực hiện mua sắm thì các đơn vị có tài khoản, con dấu đang sử dụng trong khuôn viên cơ quan Bộ Y tế có trách nhiệm chia sẻ các chi phí liên quan.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân có liên quan phản ánh trực tiếp với Văn phòng Bộ để kịp thời báo cáo Bộ trưởng điều chỉnh, bổ sung Quy chế cho phù hợp.
Trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong thi hành công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh