Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao?

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như thế nào? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông ra sao? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông như thế nào

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông như sau:

1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch giảng dạy các môn học theo 03 (ba) kì; quyết định thời điểm tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá định kì cho mỗi kì và thời điểm thi kết thúc môn học phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho người học.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và quản lý việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Thông tư này.
3. Tổ chức Hội đồng thi kết thúc môn học (thi chính thức và thi lại) bảo đảm việc ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi theo quy định tại Thông tư này.
4. Hằng năm, thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình triển khai, tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông thực hiện tuân theo quy định nêu trên.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như sau:

T

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


1

Tập hợp. Mệnh đề

Mệnh đề.

- Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu , ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

- Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.

Tập hợp.

- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tập hợp (tập con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng) và biết sử dụng các kí hiệu , , Ø.

- Thực hiện được phép toán trên các tập hợp (hợp, giao, hiệu của hai tập hợp) và biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.

- Tìm được hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con và biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn, gắn với phép toán trên tập hợp (ví dụ: những bài toán liên quan đến đếm số phần tử của hợp các tập hợp,...).



Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông được quy định như trên.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông ra sao?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông như sau:

T

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


2

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Nhận biết được bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình trên mặt phẳng toạ độ.

- Biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông dược tổ chức thực hiện theo quy định trên.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong trung học phổ thông như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


3

Hàm số và đồ thị

Khái niệm cơ bản về hàm số và đồ thị

- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến khái niệm hàm số.

- Mô tả được các khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số; tập xác định, tập giá trị của hàm số; hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đồ thị của hàm số.

- Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn, gắn với kiến thức hàm số (ví dụ: xây dựng hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi x đối với một gói cước điện thoại,...).

Hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

- Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc hai.

- Vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.

- Nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabol (là đồ thị hàm số bậc hai) như đỉnh, trục đối xứng.

- Nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.

- Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn quen thuộc với người học (ví dụ: xác định độ cao của cầu, cổng có hình dạng Parabola,...).



Dấu của tam thức bậc hai. Bất phương trình bậc hai một ẩn

- Giải thích được định lí về dấu của tam thức bậc hai từ việc quan sát đồ thị của hàm và có thể sử dụng định lí này để xét dấu tam thức bậc hai.

- Giải được bất phương trình bậc hai.

- Vận dụng được bất phương trình bậc hai một ẩn vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn (ví dụ: xác định chiều cao tối đa để xe có thể qua hầm có hình dạng Parabola,...).



Phương trình quy về phương trình bậc hai

- Giải được phương trình chứa căn thức có dạng:



Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông phải tuân theo quy định trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung học phổ thông

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào