Đối với Thừa Phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
- Đối với Thừa Phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
- Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Quan hệ với truyền thông của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Đối với Thừa Phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quan hệ của thừa phát lại với cơ quan thi hành án dân sự như sau:
1. Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ trong công việc hướng tới hiệu quả công việc cao nhất; vì mục tiêu phát triển nghề nghiệp.
2. Không được có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của cơ quan thi hành án dân sự.
3. Tích cực trao đổi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các công việc với cơ quan thi hành án dân sự.
4. Khi phát hiện người của cơ quan thi hành án dân sự có hành vi sai phạm trong thực thi công vụ thì phải có trách nhiệm báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Quan hệ của thừa phát lại với cơ quan thi hành án dân sự gồm:
- Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ trong công việc hướng tới hiệu quả công việc cao nhất; vì mục tiêu phát triển nghề nghiệp.
- Không được có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của cơ quan thi hành án dân sự.
- Tích cực trao đổi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các công việc với cơ quan thi hành án dân sự.
- Khi phát hiện người của cơ quan thi hành án dân sự có hành vi sai phạm trong thực thi công vụ thì phải có trách nhiệm báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Đối với Thừa Phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quan hệ của Thừa phát lại với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân như sau:
1. Tuân thủ nghiêm sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định.
2. Có trách nhiệm cùng với Tòa án nhân dân tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong việc xem xét, đánh giá tính xác thực của vi bằng; thực hiện đúng thỏa thuận tống đạt đã ký giữa các bên.
Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân của Thừa phát lại là: Tuân thủ nghiêm sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định; Có trách nhiệm cùng với Tòa án nhân dân tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật; Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong việc xem xét, đánh giá tính xác thực của vi bằng; thực hiện đúng thỏa thuận tống đạt đã ký giữa các bên.
Quan hệ với truyền thông của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quan hệ với truyền thông của Thừa phát lại như sau:
1. Thừa phát lại phải trung thực, chính xác, khách quan khi cung cấp thông tin cho báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng mạng xã hội. Nghiêm cấm sử dụng báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để phản ánh sai sự thật vì mục đích cá nhân, động cơ không trong sáng hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của người yêu cầu hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
2. Thừa phát lại không được viết bài, phát biểu trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội để bịa đặt sai sự thật, công kích, bài xích hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Thừa phát lại, nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại phải trung thực, chính xác, khách quan khi cung cấp thông tin cho báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng mạng xã hội. Nghiêm cấm sử dụng báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để phản ánh sai sự thật vì mục đích cá nhân, động cơ không trong sáng. Thừa phát lại không được viết bài, phát biểu trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội để bịa đặt sai sự thật, công kích, bài xích hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết.
Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại như sau:
Thừa phát lại phải tuân thủ quy định của pháp luật, có thái độ lịch sự, tôn trọng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ, liên hệ công tác.
Thừa phát lại phải tuân thủ quy định của pháp luật, có thái độ lịch sự, tôn trọng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ, liên hệ công tác.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân