Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Yêu cầu và điều kiện tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông là gì?
- Kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện thế nào?
Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học phổ thông
1. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trình độ trung cấp, học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp và những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
2. Sau khi học sinh đã học và thi đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trình độ trung cấp, học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp và những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động phù hợp với ngành, nghề đào tạo. Sau khi đã học và thi đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu và điều kiện tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu và điều kiện tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông như sau:
Yêu cầu và điều kiện tổ chức giảng dạy
1. Việc tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu về khối lượng kiến thức của môn học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc môn học.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học để tổ chức giảng dạy các môn học theo ngành, nghề đào tạo.
Việc tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu về khối lượng kiến thức của môn học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc môn học. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học để tổ chức giảng dạy các môn học theo ngành, nghề đào tạo.
Kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Kiểm tra, đánh giá
1. Hình thức đánh giá
Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đánh giá thường xuyên
a) Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
b) Đối với một môn học, số điểm đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi kì như sau:
- Môn học có thời lượng giảng dạy từ 168 tiết: 01 ĐĐGtx.
- Môn học có thời lượng giảng dạy 252 tiết: 02 ĐĐGtx.
3. Đánh giá định kì
a) Đánh giá định kì được thực hiện thông qua bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số.
- Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học 168 tiết từ 45 phút đến 60 phút; đối với môn học 252 tiết từ 60 phút đến 90 phút.
- Đề kiểm tra bảo đảm độ tin cậy, có đáp án, tiêu chí chấm, thang điểm chi tiết, đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra, đánh giá.
b) Trong mỗi kì, mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá định kì (viết tắt là ĐĐGđk).
4. Học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng kì.
5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
6. Điểm trung bình môn học
Điểm trung bình môn học (viết tắt là ĐTBmh) là trung bình cộng được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân của điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kì được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, như sau:
ĐTBmh =
TĐĐGtx + 2 xTĐĐGđk
Số ĐĐGtx + 6
TĐĐGtx: tổng điểm đánh giá thường xuyên
TĐĐGđk: tổng điểm đánh giá định kì
7. Điểm đánh giá của mỗi môn học được ghi trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp học quy định tại Điều 13 Thông tư này.
8. Trường hợp học sinh có ĐTBmh của môn học nào không đạt từ 5,0 điểm thì được kiểm tra, đánh giá lại môn học đó. Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho ĐTBmh của môn học đó.
9. Trường hợp học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này này phải học lại môn học đó. Việc tổ chức cho học sinh học lại môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.
Kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo kết quả học tập theo môn học bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số. Có hai cách thức đánh giá là đánh giá thường xuyên và định kỳ. Học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng kì. Học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù thì nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Điểm trung bình môn học là trung bình cộng được làm tròn đến 01 chữ số thập phân của điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kì. Điểm đánh giá của mỗi môn học được ghi trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp học. Học sinh có ĐTBmh của môn học nào không đạt từ 5,0 điểm thì được kiểm tra, đánh giá lại môn học đó. Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho ĐTBmh của môn học đó. Học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học phải học lại môn học đó. Việc tổ chức cho học sinh học lại môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo