Chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
- Chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
- Công bố quyết định và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
- Thực hiện kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN quy định chuẩn bị triển khai kiểm tra như sau:
Chuẩn bị triển khai kiểm tra
Căn cứ vào Quyết định và kế hoạch kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
1. Tổ chức họp đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đoàn kiểm tra bằng văn bản.
Đối với cuộc kiểm tra có nhiều nội dung phức tạp, trên diện rộng hoặc thành phần đoàn kiểm tra có các thành viên là người của nhiều đơn vị tham gia, Trưởng Đoàn kiểm tra tổ chức tập huấn những nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp tiến hành.
2. Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết:
a) Tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm tra (Quyết định, Kế hoạch kiểm tra ...);
b) Tài liệu, thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các tài liệu liên quan khác;
c) Các phương tiện, giấy tờ, kinh phí và thiết bị phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm tra.
Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước:
Tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm tra (Quyết định, Kế hoạch kiểm tra ...); Tài liệu, thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các tài liệu liên quan khác; Các phương tiện, giấy tờ, kinh phí và thiết bị phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm tra.
Chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Công bố quyết định và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 17 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN quy định công bố quyết định và kế hoạch kiểm tra như sau:
1. Công bố quyết định và kế hoạch kiểm tra
a) Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra (dự kiến lịch trình kiểm tra) với đơn vị được kiểm tra.
b) Thành phần dự cuộc họp công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra phải có Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra (hoặc người được ủy quyền). Trưởng Đoàn kiểm tra công bố toàn văn Quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; thông báo mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm tra, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của Đoàn kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra và thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra.
Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra với đơn vị được kiểm tra. Thành phần dự cuộc họp công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra phải có Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra (hoặc người được ủy quyền).
Thực hiện kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Tại khoản 2 Điều 17 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN quy định thực hiện kiểm tra như sau:
2. Thực hiện kiểm tra
Căn cứ Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, sử dụng các phương pháp kiểm tra để xác nhận với đơn vị được kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, từ đó đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; cụ thể:
a) Nội dung kiểm tra chủ yếu:
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Thời hạn báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán so với quy định.
- Tình hình thực hiện đối với các kết luận, kiến nghị kiểm toán (bao gồm cả những kết luận, kiến nghị chưa thực hiện những năm trước).
- Xác định những kết luận, kiến nghị kiểm toán đã thực hiện, đang thực hiện, chưa thực hiện; nguyên nhân các kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện hoàn thành (chủ quan, khách quan) và kiến nghị xử lý.
b) Hoạt động nghiệp vụ kiểm tra chủ yếu:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm tra cung cấp tài liệu liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như:
+ Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của tổ chức, đơn vị;
+ Bằng chứng thực hiện kiến nghị kiểm toán (Chứng từ thực hiện kiến nghị xử lý tài chính theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính; các văn bản ban hành để chỉ đạo, xử lý, khắc phục các kiến nghị về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân...);
+ Văn bản khiếu nại, kiến nghị của đơn vị về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tài liệu liên quan (nếu có).
- Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu, bằng chứng để kiểm tra các kết luận, kiến nghị kiểm toán đã thực hiện, đang thực hiện và những kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện, nguyên nhân chưa thực hiện;
- Yêu cầu giải trình, đối thoại chất vấn, xác minh, làm việc với cơ quan liên quan để làm rõ, xác nhận tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo nguyên tắc mọi nội dung làm căn cứ xác nhận, kết luận phải được thể hiện bằng văn bản (công văn, biên bản làm việc, ...)
c) Phương pháp kiểm tra chủ yếu:
- Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo báo cáo của đơn vị với: (i) Kết luận, kiến nghị trên báo cáo kiểm toán; (ii) Kết luận, kiến nghị đang thực hiện, chưa thực hiện trên báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kỳ trước (nếu có); (iii) Hồ sơ, chứng từ chứng minh cho việc đã hoặc đang thực hiện kiến nghị.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các đối tượng đơn vị cử làm việc với tổ (đoàn) kiểm tra để làm rõ các vấn đề có liên quan.
- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị, nguyên nhân chủ quan, khách quan của việc chưa thực hiện kiến nghị.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tình hình kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp các biên bản để lập báo cáo kiểm tra.
Căn cứ Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, sử dụng các phương pháp kiểm tra để xác nhận với đơn vị được kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, từ đó đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh