Xác định giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo nguyên tắc nào?
- 1. Nguyên tắc xác định giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
- 2. Giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số được xác định theo thứ tự ưu tiên tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- 3. Giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được xác định theo thứ tự ưu tiên ra sao?
- 4. Xác định trái phiếu rẻ nhất để giao tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
1. Nguyên tắc xác định giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 8 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về nguyên tắc xác định giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
a. Loại bỏ giá của giao dịch HĐTL tại phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa và giá của các giao dịch HĐTL thỏa thuận được xác lập trong ngày khi xác định DSP theo phương pháp bình quân gia quyền theo khối lượng giao dịch.
b. DSP được làm tròn và lấy đến hai chữ số thập phân.
2. Giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số được xác định theo thứ tự ưu tiên tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Theo Mục 2 Phụ lục 8 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai chỉ số được xác định theo thứ tự ưu tiên tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
a. Giá đóng cửa của đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
b. Giá xác định được theo một trong hai phương thức như sau:
(i) Giá bình quân gia quyền theo khối lượng giao dịch (VWAP) được ưu tiên lựa chọn theo trình tự sau:
- VWAP của tất cả các giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số khớp lệnh trong 30 phút cuối của phiên giao dịch khớp lệnh liên tục nếu trong khoảng thời gian này có trên 20 giao dịch được khớp;
- VWAP của các giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số khớp lệnh trong số 20 giao dịch được khớp cuối phiên giao dịch khớp lệnh liên tục sau khi đã loại bỏ giá cao nhất và giá thấp nhất nếu trong 30 phút cuối của phiên khớp lệnh liên tục có từ 20 giao dịch trở xuống được khớp, không loại bỏ trong trường hợp có hơn 01 giao dịch cùng mức giá cao nhất hoặc thấp nhất;
- VWAP của tất cả các giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số khớp lệnh tại phiên giao dịch khớp lệnh liên tục nếu trong ngày có ít hơn 20 giao dịch được khớp.
(ii) Trường hợp không xác định được giá VWAP, DSP là giá mở cửa của đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa.
c. Đối với HĐTL có tháng đáo hạn xa không có giao dịch mà HĐTL có tháng đáo hạn gần nhất có giao dịch, đồng thời, cả 02 loại hợp đồng đều có giao dịch ở những ngày trước đó, giá xác định cho HĐTL có tháng đáo hạn xa theo công thức:
DSPt = DSPgần nhất t + (DSPt-1 - DSPgần nhất t-1)
Trong đó:
DSPt: là giá thanh toán cuối ngày của HĐTL cần tính;
DSPgần nhất t: là DSP của HĐTL có tháng đáo hạn gần nhất;
DSPgần nhất t-1: là DSP của HĐTL có tháng đáo hạn gần nhất tại ngày giao dịch liền trước;
DSPt-1: là DSP của HĐTL cần tính tại ngày giao dịch liền trước.
d. DSP của ngày giao dịch liền trước (không áp dụng liên tục trong thời hạn 03 ngày giao dịch).
e. Giá lý thuyết được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
S: Giá trị tham chiếu của chỉ số cơ sở trong ngày giao dịch hiện tại, làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2;
r: là lãi suất TPCP có kỳ hạn còn lại 01 năm trên đường cong lợi suất của HNX;
t: Số ngày kể từ ngày tính toán đến ngày giao dịch cuối cùng;
Di: Chỉ số cổ tức của hợp đồng tương lai;
Divi: tổng số cổ tức bằng tiền của các cổ phiếu thành phần trong chỉ số trong năm giao dịch liền trước;
MC: Giá trị vốn hóa thị trường tham chiếu của chỉ số trong ngày giao dịch (= ∑ (Giá đóng cửa của cổ phiếu thành phần x Số lượng phát hành của cổ phiếu đó).
3. Giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được xác định theo thứ tự ưu tiên ra sao?
Tại Mục 3 Phụ lục 8 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về giá thanh toán cuối ngày đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
a. Giá xác định được theo một trong hai phương thức như sau:
(i) Giá bình quân gia quyền theo khối lượng giao dịch (VWAP) được ưu tiên lựa chọn theo trình tự sau:
- VWAP của tất cả các giao dịch HĐTL TPCP khớp lệnh trong 30 phút cuối của phiên giao dịch khớp lệnh liên tục nếu trong khoảng thời gian này có trên 10 giao dịch được khớp.
- VWAP của các giao dịch HĐTL TPCP khớp lệnh trong số 10 giao dịch được khớp cuối phiên giao dịch khớp lệnh liên tục sau khi đã loại bỏ giá cao nhất và giá thấp nhất nếu trong 30 phút cuối của phiên giao dịch khớp lệnh liên tục có từ 10 giao dịch trở xuống được khớp, không loại bỏ trong trường hợp có hơn 01 giao dịch cùng mức giá cao nhất hoặc thấp nhất.
- VWAP của tất cả các giao dịch HĐTL TPCP khớp lệnh tại phiên khớp lệnh liên tục nếu trong ngày có ít hơn 10 giao dịch được khớp.
(ii) Trường hợp không xác định được giá VWAP, DSP là giá mở cửa của đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa.
b. Đối với HĐTL TPCP có tháng đáo hạn xa không có giao dịch mà HĐTL TPCP có tháng đáo hạn gần nhất có giao dịch, đồng thời, cả 02 loại hợp đồng đều có giao dịch ở những ngày trước đó, giá xác định cho HĐTL TPCP có tháng đáo hạn xa theo công thức:
DSPt = DSPgần nhất t + (DSPt-1 - DSPgần nhất t-1)
Trong đó:
DSPt: là giá thanh toán cuối ngày của HĐTL TPCP cần tính;
DSPgần nhất t: là DSP của HĐTL TPCP có tháng đáo hạn gần nhất;
DSPgần nhất t-1: là DSP của HĐTL TPCP có tháng đáo hạn gần nhất tại ngày giao dịch liền trước;
DSPt-1: là DSP của HĐTL TPCP cần tính tại ngày giao dịch liền trước.
c. DSP của ngày giao dịch liền trước (không áp dụng liên tục trong thời hạn 03 ngày giao dịch).
d. Giá lý thuyết được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
CF: Hệ số chuyển đổi của trái phiếu rẻ nhất để chuyển giao;
Ct: Giá thị trường của trái phiếu rẻ nhất để chuyển giao;
c: trái tức của trái phiếu rẻ nhất để chuyển giao;
to: ngày trả lãi coupon của trái phiếu chuyển giao;
t: ngày tính toán;
r: là lãi suất TPCP có kỳ hạn còn lại 01 năm trên đường cong lợi suất của HNX;
T: ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai;
T-t: thời gian còn lại của hợp đồng tương lai (ngày);
actual: Số ngày thực tế của năm tính toán.
4. Xác định trái phiếu rẻ nhất để giao tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Phụ lục 8 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về xác định trái phiếu rẻ nhất để giao tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
CTD = min (Giá thị trường của trái phiếu chuyển giao/CF)
Trái phiếu CTD là trái phiếu đem lại khoản lãi lớn nhất/lỗ nhỏ nhất khi thực hiện chiến lược mua trái phiếu đồng thời bán HĐTL TPCP và sau đó đóng vị thế tại ngày đáo hạn. Khoản lỗ/lãi khi thực hiện chiến lược trên được tính bằng khoản chênh lệch giá trị thanh toán.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo