Năm 2023, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi về hưu nếu làm việc trong điều kiện bình thường?

Trong điều kiện lao động bình thường, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi về hưu vào năm 2023? Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí được quy định như thế nào? Người lao động bị suy giảm khả năng lao động được nghỉ hưu trước tối đa bao nhiêu năm? Chào anh chị, tôi được biết cách đây mấy năm nhà nước có thay đổi độ tuổi nghỉ hưu, hiện tại tôi đang làm việc tại một công ty may ở TP. Hồ Chí Minh và sắp nghỉ hưu. Anh chị cho tôi hỏi vào sang năm (năm 2023), người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi về hưu theo quy định của nhà nước? Rất mong anh chị tư vấn, chân thành cảm ơn anh chị đã nhiệt tình hỗ trợ. 

1. Trong điều kiện lao động bình thường, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi về hưu vào năm 2023?

Tại Phụ lục I  ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về lộ trình tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường gắn với tháng, năm sinh tương ứng như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

1

1961

60 tuổi 3 tháng

5

2021

1

1966

55 tuổi 4 tháng

6

2021

2

1961

6

2021

2

1966

7

2021

3

1961

7

2021

3

1966

8

2021

4

1961

8

2021

4

1966

9

2021

5

1961

9

2021

5

1966

10

2021

6

1961

10

2021

6

1966

11

2021

7

1961

11

2021

7

1966

12

2021

8

1961

12

2021

8

1966

1

2022

9

1961

1

2022

9

1966

55 tuổi 8 tháng

6

2022

10

1961

60 tuổi 6 tháng

5

2022

10

1966

7

2022

11

1961

6

2022

11

1966

8

2022

12

1961

7

2022

12

1966

9

2022

1

1962

8

2022

1

1967

10

2022

2

1962

9

2022

2

1967

11

2022

3

1962

10

2022

3

1967

12

2022

4

1962

11

2022

4

1967

1

2023

5

1962

12

2022

5

1967

56 tuổi

6

2023

6

1962

1

2023

6

1967

7

2023

7

1962

60 tuổi 9 tháng

5

2023

7

1967

8

2023

8

1962

6

2023

8

1967

9

2023

9

1962

7

2023

9

1967

10

2023

10

1962

8

2023

10

1967

11

2023

11

1962

9

2023

11

1967

12

2023

12

1962

10

2023

12

1967

1

2024

1

1963

11

2023

1

1968

56 tuổi 4 tháng

6

2024

2

1963

12

2023

2

1968

7

2024

3

1963

1

2024

3

1968

8

2024

Theo đó, trong điều kiện lao động bình thường, lao động nam sinh từ tháng 06/1962 đến tháng 02/1963, lao động nữ sinh từ tháng 04/1967 đến tháng 11/1967 sẽ được đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2023.

2. Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí như sau:

1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Căn cứ theo quy định hiện hành, thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí sẽ được thực hiện theo quy định trên.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động được nghỉ hưu trước tối đa bao nhiêu năm?

Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động được nghỉ hưu trước tối đa 05 năm so với tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ hưu

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào