Trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn giải quyết văn bản đến được quy định như thế nào?

Thời hạn giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào? Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào? Các hình thức bản sao trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

1. Thời hạn giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về thời hạn giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1. Thời hạn giải quyết văn bản đến

a) Văn bản có ấn định thời hạn, văn bản khẩn thì giải quyết theo thời gian ghi trên văn bản hoặc theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

b) Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quy định của BHXH Việt Nam.

c) Văn bản không có yêu cầu về thời hạn, đơn vị nghiên cứu, trả lời, giải quyết xong trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị nhận được văn bản; trường hợp văn bản có nội dung phức tạp thì được gia hạn thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc (không kể thời gian lấy ý kiến tham gia theo quy định tại khoản 3 Điều 13 và thời hạn thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế này).

d) Trường hợp không thể hoàn thành thời hạn giải quyết văn bản theo quy định, đơn vị, cá nhân báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét gia hạn thời gian giải quyết.

2. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 8 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về việc theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

2. Theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến

a) Chánh Văn phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến và định kỳ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo cơ quan kết quả giải quyết văn bản của các đơn vị trực thuộc.

b) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo cơ quan về chất lượng, tiến độ giải quyết văn bản.

3. Các hình thức bản sao trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 9 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về các hình thức bản sao trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.

b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, đơn vị.

2. Sao lục

a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

3. Trích sao

a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào