Cấu trúc phần cứng của thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe có quy định như thế nào?

Quy định phần cứng của thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào? Quy định số lượng các thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào? Quy chuẩn hệ thống điều khiển về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào? Xin được giải đáp!

1. Quy định cấu trúc phần cứng của thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào?

Tại Tiết 2.1.1 Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 106:2020/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe - cabin học lái xe ô tô ban hành kèm theo Thông tư 37/2020/TT-BGTVT quy định phần cứng của thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như sau:

Thiết bị mỏ phỏng để đào tạo lái xe bao gồm 5 thành phần chính:

(1) Cabin lái.

(2) Hệ thống hiển thị và âm thanh.

(3) Hệ thống máy tính và phần mềm mô phỏng.

(4) Hệ thống mô phỏng chuyển động.

(5) Bàn vận hành và giám sát của giáo viên.

2. Quy định số lượng các thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào?

Tại Tiết 2.1.2 Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 106:2020/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe - cabin học lái xe ô tô ban hành kèm theo Thông tư 37/2020/TT-BGTVT quy định số lượng các thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như sau:

Yêu cầu: M (bắt buộc trang bị chính xác số lượng). MM (bắt buộc trang bị với số lượng tối thiểu).

STT

Thành phần

ĐVT

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

1

Cabin lái

Bộ

1

 

 

1.1

Hệ thống điều khiển

 

 

 

 

-

Vô lăng

Bộ

1

M

 

-

Cần số

Cái

1

M

 

-

Chân ga

Cái

1

M

 

-

Chân côn

Cái

1

M

Chỉ có tác dụng trong chế độ số sàn

-

Phanh tay

Cái

1

M

 

-

Chân phanh

Cái

1

M

 

1.2

Ghế ngồi

Cái

1

MM

 

1.3

Hệ thống đồng hồ

 

 

 

 

-

Đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ tốc độ vòng quay động cơ, đèn báo pha/cốt, đèn báo rẽ.

Cái

1

M

 

1.4

Khung cabin

 

 

 

 

-

Khung cabin

Cái

1

M

 

1.5

Nút bấm còi xe

Cái

1

M

 

1.6

Dây an toàn

Cái

1

MM

Tương ứng với số ghế ngồi

1.7

Cần điều khiển tín hiệu đèn (đèn pha, xi nhan)

Cái

1

M

 

1.8

Cần điều khiển gạt nước

Cái

1

M

 

1.9

Chìa khóa hoặc nút bấm khởi động

Cái

1

M

 

2

Hệ thống hiển thị và âm thanh

 

 

 

 

2.1

Thiết bị mô phỏng góc nhìn phía trước lái xe

Bộ

1

M

 

2.2

Thiết bị mô phỏng gương chiếu hậu

 

 

 

 

-

Mô phỏng gương chiếu hậu hai bên (bên trái)

Cái

1

M

 

-

Mô phỏng gương chiếu hậu hai bên (bên phải)

Cái

1

M

 

-

Mô phỏng gương chiếu hậu trong xe.

Cái

1

M

 

2.3

Loa

Bộ

1

M

 

3

Hệ thống máy tính và phần mềm mô phỏng

 

 

 

 

3.1

Máy tính cài đặt phần mềm mô phỏng đào tạo lái xe

Cái

1

MM

 

4

Hệ thống mô phỏng chuyển động

Bộ

1

M

 

5

Bàn vận hành và giám sát của giáo viên

 

 

 

 

-

Màn hình

Cái

1

MM

 

-

Phần mềm vận hành và giám sát của giáo viên

Bộ

1

M

 

Bảng 1: Quy định số lượng các thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe

3. Quy chuẩn hệ thống điều khiển về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như thế nào?

Tại Tiểu tiết 2.2.1.1 Tiết 2.2.1 Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 106:2020/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe - cabin học lái xe ô tô ban hành kèm theo Thông tư 37/2020/TT-BGTVT quy chuẩn hệ thống điều khiển về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe như sau:

a) Vô lăng

- Đối xứng và có bề rộng tối thiểu 300mm;

- Có giới hạn hành trình quay theo hai chiều (tối thiểu 1,75 vòng mỗi bên);

- Có lực phản hồi lên vô lăng tại các tốc độ xe và góc đánh lái khác nhau, momen lực lớn nhất trong khoảng từ 2 ÷ 5 Nm;

- Có khả năng tự quay về vị trí trung gian khi xe quay vòng và thôi tác dụng lực lên vành tay lái.

b) Cần số

- Phải có ký hiệu để nhận biết được vị trí các số;

- Cải đặt số phải được chỉ định đúng theo danh mục thiết bị (thủ công/tự động);

- Đối với bộ điều khiển số thủ công, cần có cơ cấu khóa vị trí cần số được điều khiển bởi bàn đạp ly hợp. Bàn đạp ly hợp và cơ cấu khóa liên động vị trí cần số phải đáng tin cậy (phải đạp bàn đạp ly hợp mới có thể chuyển vị trí cần số);

- Đối với bộ điều khiển cần số tự động, cần có cơ cấu khóa vị trí cần số được điều khiển bằng bàn đạp phanh. Bàn đạp phanh và cơ cấu khóa liên động vị trí cần số phải đáng tin cậy (phải đạp bàn đạp phanh mới có thể chuyển vị trí cần số ra khỏi vị trí P, từ D về R, từ D về 1 hoặc 2, từ R và D về P);

- Lực tác động của cần truyền phải nằm trong phạm vi từ 10N đến 50N.

- Các ký hiệu tay số được quy định tại Bảng 2 dưới đây;

TT

Loại cabin tập lái

Ký hiệu các vị trí số

1

Xe số điều khiển thủ công (số sàn)

Số N; Số tiến: 1, 2 , 3, 4, 5; số lùi: R

2

Xe số tự động

Số P, N; Số D, số M (+,-) / số L, Số 1, 2; số lùi R

Bảng 2 : Quy định về số lượng các vị trí số trên cần số

c) Chân ga

- Có trang bị cơ cấu đảm bảo bàn đạp tự hồi vị về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng lực;

- Tổng hành trình của bàn đạp ga nằm trong phạm vi (0 ÷ 100) mm;

- Lực đạp phải nằm trong phạm vi (0 ÷ 100) N.

d) Chân phanh

- Có trang bị cơ cấu đảm bảo bàn đạp tự hồi vị về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng lực;

- Lực phản hồi không tuyến tính theo hành trình đạp: mô phỏng được hiện tượng lực phản hồi khác biệt giữa 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: hành trình tự do khi má phanh chưa tiếp xúc, Giai đoạn 2: khi phanh bắt đầu có tác dụng);

- Hành trình tối đa của bàn đạp phanh nằm trong phạm vi (0 ÷ 135) mm;

- Lực đạp phải nằm trong phạm vi (0 ÷ 500) N.

đ) Phanh tay

- Lực kéo của cần phanh đỗ phải nằm trong khoảng từ 20 N đến 100 N.

e) Chân ly hợp (Chân côn)

- Có trang bị cơ cấu đảm bảo bàn đạp tự hồi vị về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng lực;

- Lực phản hồi không tuyến tính theo hành trình đạp: mô phỏng được hiện tượng lực phản hồi khác biệt giữa 2 giai đoạn (giai đoạn 1: từ lúc bắt đầu đạp ly hợp đến lúc ly hợp bắt đầu ngắt, giai đoạn 2: từ lúc ly hợp bắt đầu ngắt đến lúc ly hợp ngắt hoàn toàn);

- Hành trình tối đa của bàn đạp còn nằm trong phạm vi (0 ÷ 120) mm;

- Lực đạp phải nằm trong phạm vi (0 ÷ 150) N.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào