Quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ là gì?
- 1. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ như thế nào?
- 2. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp như thế nào?
- 3. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quốc phòng là gì?
1. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ như sau:
1. Kết hợp trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ
a) Đầu tư, phát triển các ngành: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, đóng tầu vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu;
b) Các cơ sở công nghiệp trong thời bình, ngoài việc đầu tư, sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sẵn sàng sản xuất hàng quốc phòng và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng khi có yêu cầu;
c) Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ đa dạng, chú trọng khu vực biên giới, miền núi, các vùng biển, hải đảo bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống. Hệ thống dịch vụ của từng địa phương có thể chuyển thành một bộ phận hệ thống hậu cần, kỹ thuật tại chỗ khi chuyển vào các trạng thái quốc phòng.
2. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp như sau:
2. Kết hợp trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
a) Trong nông nghiệp: Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lực lượng lao động để bảo đảm an ninh lương thực; phát triển đa dạng các ngành nghề, góp phần xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội trong thời bình; sẵn sàng đảm bảo quốc phòng khi có tình huống;
b) Trong lâm nghiệp: Phát triển trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, định canh, định cư gắn với xây dựng, bố trí lực lượng quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ, khu vực biên giới, ven biển, hải đảo;
c) Trong ngư nghiệp: Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, hải đảo, tạo điều kiện cho ngư dân bám trụ, sản xuất, sinh sống gắn với xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận phòng thủ trên biển, hải đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh quốc gia trên các vùng biển, hải đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quốc phòng là gì?
Tại Điều 14 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quốc phòng như sau:
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham gia trong các Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, lãnh thổ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đô thị, nông thôn có liên quan đến quốc phòng.
2. Hệ thống quy hoạch quốc gia; chiến lược, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương phải gắn với quy hoạch tổng thể xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ các cấp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy hoạch chi tiết việc đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình trọng điểm phải phù hợp với thế trận quân sự khu vực phòng thủ, mang tính lưỡng dụng, đảm bảo sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
4. Phân cấp tham gia thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng thực hiện như sau:
a) Bộ Quốc phòng tham gia thẩm định các quy hoạch cấp quốc gia; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành; dự án quan trọng quốc gia; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, của bộ, ngành;
b) Bộ Tư lệnh Quân khu tham gia thẩm định quy hoạch cấp vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các dự án trọng điểm liên quan đến quốc phòng trên địa bàn quân khu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tham gia thẩm định kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tham gia thẩm định kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện liên quan đến quốc phòng; kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ thành phố Hà Nội;
đ) Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có thể tham gia thẩm định các quy hoạch, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngoài các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 4 Điều này.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi