Cơ quan báo chí ngành Công Thương có trách nhiệm gì trong công tác thi đua, khen thưởng?
- Trách nhiệm của các cơ quan báo chí ngành Công Thương trong công tác thi đua, khen thưởng?
- Đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công thương được quy định như thế nào?
- Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những doanh hiệu gì?
- Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của các cơ quan báo chí ngành Công Thương trong công tác thi đua, khen thưởng?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 40/2019/TT-BCT trách nhiệm của các cơ quan báo chí ngành Công Thương trong công tác thi đua, khen thưởng như sau:
Các cơ quan báo chí ngành Công Thương có trách nhiệm phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng và công tác thi đua, khen thưởng của ngành Công Thương; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; biểu dương, tôn vinh, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo đó, các cơ quan báo chí ngành Công Thương có trách nhiệm phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng và công tác thi đua, khen thưởng của ngành Công Thương
Cơ quan báo chí ngành Công Thương có trách nhiệm gì trong công tác thi đua, khen thưởng? (Hình từ Internet)
Đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công thương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 40/2019/TT-BCT việc đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công thương được quy định như sau:
1. Đăng ký thi đua thường xuyên:
Hằng năm, các đơn vị tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua (bản đăng ký thi đua của tập thể gửi về cấp trên trực tiếp trước ngày 15 tháng 3; bản đăng ký thi đua của đơn vị trực thuộc và cá nhân lưu tại đơn vị) để đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu thi đua và làm căn cứ xem xét khen thưởng.
2. Đăng ký thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề):
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Sở Công Thương tổ chức phát động thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề) phải chủ động xây dựng kế hoạch và đăng ký thi đua, hình thức khen thưởng gửi về Bộ Công Thương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát động phong trào thi đua.
Việc đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công thương được quy định theo pháp luật nêu trên.
Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những doanh hiệu gì?
Theo Điều 9 Thông tư 40/2019/TT-BCT danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương được quy định như sau:
1. Đối với cá nhân:
a) Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
b) Chiến sĩ thi đua Bộ Công Thương;
c) Chiến sĩ thi đua cơ sở;
d) Lao động tiên tiến.
2. Đối với tập thể:
a) Cờ thi đua của Chính phủ;
b) Cờ thi đua của Bộ Công Thương;
c) Tập thể lao động xuất sắc;
d) Tập thể lao động tiên tiến.
Như vậy, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những doanh hiệu sau:
Đối với cá nhân:
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
- Chiến sĩ thi đua Bộ Công Thương;
- Chiến sĩ thi đua cơ sở;
- Lao động tiên tiến.
Đối với tập thể:
- Cờ thi đua của Chính phủ;
- Cờ thi đua của Bộ Công Thương;
- Tập thể lao động xuất sắc;
- Tập thể lao động tiên tiến.
Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2019/TT-BCT được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 18/2021/TT-BCT tiêu chuẩn danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương được quy định như sau:
1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua đối với cá nhân thực hiện theo Điều 9, Điều 10 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Tiêu chuẩn xét tặng tập thể đạt danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP;
b) Tiêu chuẩn xét tặng tập thể đạt danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. Việc công nhận tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất để tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương phải được thực hiện thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do Bộ Công Thương tổ chức hoặc trong các phong trào thi đua do Bộ Công Thương tổ chức có thời gian từ 01 năm trở lên;
c) Tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
d) Tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
đ) Các đơn vị mới thành lập phải có thời gian hoạt động từ 01 năm trở lên mới được bình xét danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc.
e) Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không được xét tặng danh hiệu thi đua (trong năm đề nghị) khi để xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Có từ 50% trở lên số văn bản trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của năm đó trình cấp có thẩm quyền ban hành bị chậm tiến độ theo kế hoạch từ 02 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
- Văn bản quy phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý do có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn