Việc gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp thực hiện theo hình thức báo cáo, phương thức nào?
Hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BTP quy định hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
1. Hình thức báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được thể hiện bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
2. Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được gửi bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
b) Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tư pháp kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia do Văn phòng Chính phủ xây dựng;
c) Gửi qua Hệ thống thư điện tử;
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hình thức báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được thể hiện bằng văn bản điện tử có chữ ký số và được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
- Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tư pháp kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia do Văn phòng Chính phủ xây dựng;
- Gửi qua Hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc gửi báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp thực hiện theo hình thức báo cáo, phương thức nào? (Hình từ Internet)
Chỉnh lý, bổ sung báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 12/2019/TT-BTP quy định việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
1. Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình về việc chỉnh lý.
2. Trường hợp tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung báo cáo, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo.
Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình về việc chỉnh lý.
Báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2019/TT-BTP quy định về báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
1. Tên báo cáo: “Báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm (năm thực hiện báo cáo)”.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo
a) Tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
b) Công tác tham mưu giúp lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc bộ, ngành và địa phương trong thực hiện công tác tư pháp.
c) Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ.
d) Dự kiến phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm (năm thực hiện báo cáo); giải pháp tổ chức thực hiện và các kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền (nếu có).
đ) Báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm được sử dụng số liệu thống kê theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Cơ quan nhận báo cáo
Bộ Tư pháp, số 60, đường Trần Phú, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
5. Đề cương báo cáo
a) Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm thực hiện theo đề cương tại Phụ lục số 01.
b) Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm thực hiện theo đề cương tại Phụ lục số 02.
6. Trên cơ sở những nhiệm vụ trọng tâm hằng năm, Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể báo cáo kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn