Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có trách nhiệm gì về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước?
- Trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước là gì?
- Trách nhiệm của đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
- Trách nhiệm của các tổ chức liên quan đến hoạt động vận chuyển bưu gửi phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao?
Trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Kiểm tra, đánh giá về mức độ an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương; thực hiện các biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương.
2. Chủ trì thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quản lý; phát hiện, ngăn chặn kịp thời trường hợp lợi dụng việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 phục vụ đối tượng tại địa phương để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
3. Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương quy định về thời gian toàn trình chi tiết các dịch vụ bưu chính KT1 (đến cấp xã) bảo đảm đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức về an toàn, an ninh cho người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
5. Tuân thủ quy định về tuyển chọn người lao động, quy định nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
6. Bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
7. Bảo đảm dữ liệu trong quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 được tự động cập nhật theo thời gian thực về máy chủ bưu chính KT1 của Cục Bưu điện Trung ương đầy đủ, chính xác.
8. Thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nghi ngờ không bảo đảm an toàn, an ninh; hoặc khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
9. Báo cáo Cục Bưu điện Trung ương và chỉ đạo Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
10. Báo cáo Cục Bưu điện Trung ương ngay khi xảy ra sự cố về an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có trách nhiệm về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
- Kiểm tra, đánh giá về mức độ an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương; thực hiện các biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương.
- Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương quy định về thời gian toàn trình chi tiết các dịch vụ bưu chính KT1 (đến cấp xã) bảo đảm đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ.
- Tuân thủ quy định về tuyển chọn người lao động, quy định nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
- Bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm dữ liệu trong quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 được tự động cập nhật theo thời gian thực về máy chủ bưu chính KT1 của Cục Bưu điện Trung ương đầy đủ, chính xác.
- Báo cáo Cục Bưu điện Trung ương ngay khi xảy ra sự cố về an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có trách nhiệm gì về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
Theo Điều 17 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Làm bì hoặc đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của pháp luật về bưu chính.
2. Cung cấp thông tin về bưu gửi khi có yêu cầu.
3. Ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng tên (họ tên), địa chỉ của cơ quan, tổ chức gửi và cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận khi sử dụng dịch vụ bưu chính KT1.
4. Chỉ định và cung cấp đầu mối tiếp nhận bưu gửi KT1 ngoài giờ làm việc, thứ Bảy, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, Tết cho đơn vị cung cấp dịch vụ để bảo đảm phát bưu gửi theo đúng quy định.
Đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm sau:
- Làm bì hoặc đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của pháp luật về bưu chính.
- Cung cấp thông tin về bưu gửi khi có yêu cầu.
- Ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng tên (họ tên), địa chỉ của cơ quan, tổ chức gửi và cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận khi sử dụng dịch vụ bưu chính KT1.
- Chỉ định và cung cấp đầu mối tiếp nhận bưu gửi KT1 ngoài giờ làm việc, thứ Bảy, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, Tết cho đơn vị cung cấp dịch vụ để bảo đảm phát bưu gửi theo đúng quy định.
Trách nhiệm của các tổ chức liên quan đến hoạt động vận chuyển bưu gửi phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao?
Tại Điều 18 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của các tổ chức liên quan đến hoạt động vận chuyển bưu gửi phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Ưu tiên giao nhận, vận chuyển nhanh chóng, chính xác, kịp thời túi, thùng chứa bưu gửi KT1 trước các loại bưu gửi, hàng hóa khác.
2. Nơi lưu giữ bưu gửi KT1 phải có khóa bảo vệ, có thiết bị giám sát; riêng đối với bưu gửi KT1 chứa bí mật nhà nước phải được bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo