Hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được Bộ Công an bảo vệ như nào?
Bộ Công an bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030?
Theo Điểm b Tiểu mục 5 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
b) Bộ Công an
- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá an ninh mạng đối với các thiết bị kỹ thuật, phương tiện điện tử, phần mềm sử dụng trong những hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trước khi đưa vào sử dụng, nhất là những thiết bị, phương tiện được nước ngoài, doanh nghiệp tài trợ hoặc tặng, cho.
- Xây dựng cơ chế phối hợp, tham gia tư vấn, thẩm định về an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và hệ thống thông tin khác của các cơ quan Đảng, Nhà nước khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin. Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.
- Tổ chức diễn tập thực chiến về an ninh mạng cấp quốc gia, có sự tham gia của các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm an ninh mạng.
- Xây dựng, hình thành Mạng lưới ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng, lấy lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng làm trung tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát an toàn, an ninh mạng hệ thống thông tin của các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trọng yếu.
- Phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin khắc phục, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần cứng độc hại.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, hoạt động của các đối tượng, thế lực thù địch sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Bộ Công an bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được quy định như trên.
Hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được Bộ Công an bảo vệ như nào? (Hình từ Internet)
Bộ Quốc phòng bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030?
Tại Điểm c Tiểu mục 5 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
c) Bộ Quốc phòng
- Chủ động, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, phòng chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng.
- Tổ chức lực lượng bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin quân sự theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng không gian mạng xâm phạm quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trên đây là quy định về Bộ Quốc phòng bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Bộ Thông tin và Truyền thông bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030?
Căn cứ Điểm d Tiểu mục 5 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
d) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Triển khai Nền tảng điện toán đám mây riêng của Chính phủ đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng, tạo cơ sở hạ tầng an toàn cho các ứng dụng Chính phủ điện tử dùng chung.
- Phát triển Nền tảng Điều hành, chỉ huy an toàn thông tin mạng tập trung, kết nối, phân tích dữ liệu lớn, chia sẻ thông tin rủi ro an toàn thông tin mạng với 100% SOC của các cơ quan nhà nước nhằm dự báo, cảnh báo sớm, giúp ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố an toàn thông tin mạng, tránh thiệt hại trên diện rộng.
- Phát triển Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật nhằm phòng ngừa sự cố mất an toàn thông tin mạng cho các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
- Phát triển Nền tảng đào tạo, sát hạch trực tuyến kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cơ bản cho người sử dụng.
- Phát triển Phòng thử nghiệm mô phỏng, tái hiện sự cố an toàn thông tin mạng.
- Đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng đối với website.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Phát triển Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia nhằm điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả các lực lượng để bảo đảm an toàn thông tin mạng, tập trung vào 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (CERT lĩnh vực).
- Phát triển các hệ thống kỹ thuật khác phục vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, bảo đảm an toàn thông tin cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Bộ Thông tin và Truyền thông bảo vệ hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 thực hiện những nhiệm vụ trên.
Trân trọng
Nguyễn Minh Tài