Quy định về đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên trong hoạt động thể dục, thể thao là gì?
Đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên trong hoạt động thể dục, thể thao như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên trong hoạt động thể dục, thể thao như sau:
1. Ủy ban Thể dục thể thao phối hợp với Bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vận động viên các môn thể thao, chú trọng các môn thể thao thuộc chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic; xác định mục tiêu đạt trình độ thế giới và tập trung đầu tư phát triển đối với một số môn thể thao;
b) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình đào tạo, huấn luyện vận động viên;
c) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và ưu đãi đối với huấn luyện viên, vận động viên trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên của Bộ, ngành, địa phương mình theo hướng dẫn của Ủy ban Thể dục thể thao.
Kinh phí đào tạo, huấn luyện vận động viên; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho lực lượng huấn luyện viên, trọng tài thể thao; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý thể thao thành tích cao, cán bộ y học, bác sĩ thể thao, kỹ thuật viên chữa trị và chăm sóc vận động viên được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và bố trí trong dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động đào tạo vận động viên, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên trong hoạt động thể dục, thể thao được quy định như trên.
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên trong hoạt động thể dục, thể thao là gì? (Hình từ Internet)
Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp như sau:
1. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp có các quyền sau đây:
a) Định hình giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình;
b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp;
d) Phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu theo hợp đồng do các bên thoả thuận. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ.
3. Các trường hợp sử dụng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp không phải xin phép, không phải trả tiền chủ sở hữu:
a) Trích dẫn không quá 10% thời gian mỗi cuộc thi đấu hoặc trận thi đấu nhằm mục đích cung cấp thông tin tuyên truyền;
b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy.
Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được quy định như trên.
Hộ kinh doanh hoạt động thể thao được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh hoạt động thể thao như sau:
1. Hộ kinh doanh hoạt động thể thao quy định tại Điều 56 của Luật Thể dục, thể thao do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh hoạt động thể thao tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thể thao.
2. Quyền thành lập, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh hoạt động thể thao do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh hoạt động thể thao tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thể thao.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi