Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh thủy đậu không?
Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly không?
Tại Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế như sau:
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:
1. Bệnh bạch hầu.
2. Bệnh ho gà.
3. Bệnh sởi.
4. Bệnh rubella.
5. Bệnh than.
6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
7. Bệnh tay chân miệng.
8. Bệnh thủy đậu.
9. Bệnh quai bị.
Như vậy, theo quy định trên bệnh thủy đậu là thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B và bệnh này phải được tổ chức cách ly y tế. Con gái của bạn mắc bệnh thủy đậu thì bạn phải thực hiện cách ly con gái của bạn tại nhà, nếu không thực hiện cách ly là vi phạm pháp luật.
Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh thủy đậu không? (Hình từ Internet)
Mắc bệnh thủy đậu nhưng không cách ly bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.
Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, nếu như con gái của bạn không thực hiện việc cách ly khi mắc bệnh thủy đậu thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc phải thực hiện cách ly đối với con gái của bạn.
Thông tin báo cáo bệnh thủy đậu được thực hiện theo hình thức nào?
Tại Điều 3 Thông tư 54/2015/TT-BYT quy định hình thức thông tin báo cáo như sau:
1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.
2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử.
3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản.
Như vậy, thông tin báo cáo bệnh thủy đậu sẽ được thực hiện theo 03 hình thức được nêu trên.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân