Có được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự với viên chức ngoại giao ở Việt Nam không?
Viên chức ngoại giao có được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự ở Việt Nam không?
Tại Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Bên cạnh đó, Điểm a Mục 1 Phần 1 Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 có quy định như sau:
Các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người nước ngoài hoặc những phương tiện giao thông đường bộ của người nước ngoài gây ra tại Việt Nam đều phải được điều tra và xử lý chính xác, kịp thời, bảo đảm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân bị thiệt hại do việc vi phạm gây ra.
1. Người nước ngoài nói trong Thông tư này là người có quốc tịch của một nước khác hoặc không có quốc tịch đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các đối tượng sau đây:
a. Những người có thân phận ngoại giao, (có hộ chiếu ngoại giao) làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hôi, Nhà nước đến thăm nước ta, những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.
Theo đó, do Việt Nam là thành viên của Công ước Viên Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao.
Trong các văn bản này đã có quy định về việc viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự ở Việt Nam nên việc xe ô tô mang biển ngoại giao do viên chức ngoại giao gây tai nạn chết người thì viên chức này được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự ở Việt Nam.
Có được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự với viên chức ngoại giao ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Bị can là viên chức người nước ngoài có thể được đặt tiền để bảo đảm sự có mặt theo giấy triệu tập không?
Theo Điểm c Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 có quy định như sau:
c. Việc khởi tố bị can, tạm giữ, tạm giam khám xét chỉ được tiến hành trong trường hợp thật cần thiết và chỉ với những người phạm pháp không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự. Các bị can người nước ngoài có thể được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm sự có mặt theo giấy triệu tập.
Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc hạn chế quyền tự do của công dân nước ngoài, cơ quan Công an và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phải báo cáo lên cấp trên của mình để cấp trên thông báo với Bộ Ngoại giao ta. Bộ ngoại giao ta sẽ báo cáo cho nước họ.
Như vậy, bị can là viên chức người nước ngoài vẫn có thể được đặt tiền để bảo đảm cho sự có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra có thẩm quyền tại Việt Nam.
Viên chức ngoại giao có được tiến hành ở Việt Nam một hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng không?
Căn cứ Điều 42 Công ước Viên của Liên hợp quốc về quan hệ ngoại giao có quy định như sau:
Viên chức ngoại giao không được tiến hành ở Nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
Với quy định này thì viên chức ngoại giao không được phép tiến hành ở Việt Nam một hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng cho mình.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài