Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được xin ý kiến Thứ trưởng như thế nào?
- Xin ý kiến Thứ trưởng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn trình Chính phủ gồm gì?
- Hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn thông tư ra sao?
Xin ý kiến Thứ trưởng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về xin ý kiến Thứ trưởng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm c, d, e và k khoản 1 Điều 29 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó.
- Đối với thông tư, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo thông tư đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại các Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 29 và các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 30 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó.
- Các Thứ trưởng gửi lại ý kiến cho cơ quan tham mưu trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xin ý kiến, trừ trường hợp đi công tác vắng.
- Cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan tham mưu trình tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất phương án tiếp thu.
- Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng phụ trách có trách nhiệm tổ chức ít nhất 01 cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thống nhất nội dung dự thảo văn bản trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được xin ý kiến Thứ trưởng như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn trình Chính phủ gồm gì?
Theo Khoản 1 Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn trình Chính phủ bao gồm các tài liệu như sau:
- Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ;
- Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng;
- Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có);
- Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bản chụp ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo văn bản (đối với dự án luật, pháp lệnh); báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo văn bản;
- Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế.
Hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn thông tư ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn thông tư bao gồm các tài liệu như sau:
- Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ;
- Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; cơ quan chủ trì tham mưu trình và cơ quan chủ trì soạn thảo ký tắt vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng (ký hồ sơ giấy lưu trữ);
- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
- Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
- Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng;
- Tài liệu khác (nếu có);
- Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo