Có phải con nuôi trên 18 tuổi mặc nhiên chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Có phải mặc nhiên chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi trên 18 tuổi không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
Như vậy, không phải vì lý do con nuôi đã thành niên sẽ chấm dứt việc nuôi con nuôi mà phải thỏa mãn cả hai điều kiện là đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi thì mới phù hợp với quy định pháp luật.
Có phải con nuôi trên 18 tuổi mặc nhiên chấm dứt việc nuôi con nuôi? (Hình từ Internet)
Những trường hợp làm chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Căn cứ Điều 13 và Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Con nuôi gây thiệt hại về tài sản, bố mẹ nuôi hay bố mẹ đẻ phải bồi thường?
Căn cứ Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về Hệ quả của việc nuôi con nuôi cụ thể như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, đối với hành vi con nuôi gây thiệt hại về tài sản thì bô mẹ nuôi là người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, như vậy đối với trường hợp của anh thì bố mẹ đẻ của con nuôi anh không có nghĩa vụ bắt buộc phải góp tài sản bồi thường với anh.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi