Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có chuẩn đầu ra như thế nào?

Chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm? Nội dung và thời lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm? Câu hỏi của chị Nhung (An Giang)

Chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm?

Căn cứ Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, người học đạt được chuẩn đầu ra cụ thể như sau:
1. Về kiến thức
Áp dụng được kiến thức lý thuyết và thực tế về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khu vực và quốc tế trong nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
2. Về kỹ năng
a) Nghiên cứu và thẩm định được hồ sơ tự đánh giá; lập kế hoạch đánh giá; thực hiện các hoạt động đánh giá; thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin; xây dựng báo cáo đánh giá ngoài;
b) Thiết kế và triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng;
c) Xác định và giải quyết vấn đề; tư duy phản biện và độc lập, tự chủ trong công việc chuyên môn;
d) Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài và các bên liên quan;
đ) Quản lý thời gian và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm
a) Xác định được tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
b) Xác định được rõ trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống công việc chuyên môn nhằm đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan, các khuyến nghị phù hợp có xem xét đến bối cảnh của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo.

Như vậy, Chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm gồm 3 phần là kiến thức, kỹ năng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có chuẩn đầu ra như thế nào?

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có chuẩn đầu ra như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung và thời lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm?

Theo Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT nội dung và thời lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

1. Khung nội dung và thời lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

TT

Khung nội dung bồi dưỡng

Thời lượng (số đơn vị tín chỉ) (*)



Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập/ kiến tập, thực tập



1

Phần I. Tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

3

2

1

2

Phần II. Hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục

3

1

2

3

Phần III. Hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo

3

1

2

4

Phần IV. Kiến tập, thực tập

1

0

1

Tổng

10

4

6

(*) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
Khi xây dựng chương trình chi tiết, cơ sở bồi dưỡng có thể điều chỉnh số giờ cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhưng không thấp hơn mức tối thiểu.
2. Những lưu ý đối với giờ thực hành, thảo luận, bài tập/kiến tập, thực tập
a) Thực hành tự đánh giá, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo: Viết phiếu phân tích tiêu chí, tìm thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của thành viên đoàn đánh giá ngoài; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của đoàn đánh giá ngoài; vận dụng các kỹ năng đánh giá, đóng vai thành viên đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại cơ sở đào tạo; viết báo cáo đánh giá ngoài;
b) Kiến tập, thực tập: gồm có nội dung về kiến tập, thực tập một số nội dung cơ bản về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo; tham gia khảo sát chính thức trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

Trên đây là nội dung và thời lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm?

Theo Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT mục tiêu của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

- Khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xác định chuẩn đầu ra và các nội dung chính về bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

- Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên căn cứ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để xây dựng chương trình bồi dưỡng kiểm định viên đáp ứng chuẩn đầu ra.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định viên

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào