Quy định về đoàn thanh tra chuyên ngành và xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra như thế nào?
- Đoàn thanh tra chuyên ngành và xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra được quy định thế nào?
- Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra và xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo là gì?
- Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành và công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thế nào?
Đoàn thanh tra chuyên ngành và xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra được quy định thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về đoàn thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Tại Điều 18 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra như sau:
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo, phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
3. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời gian không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Quy định về đoàn thanh tra chuyên ngành và xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra như thế nào? (Hình từ Internet)
Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra và xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo là gì?
Tại Điều 19 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
- Trưởng đoàn thanh tra phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; khi cần thiết, tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra.
- Thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra.
Tại Điều 20 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định căn cứ kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi đối tượng thanh tra trước ngày công bố quyết định thanh tra.
Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành và công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành như sau:
Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Tại Điều 22 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
2. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
3. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
Như vậy, thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi